Chọn bơm theo lưu lượng giúp xác định được bơm chân không chính xác cho nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ hoàn toàn toàn việc lựa chọn theo thông số này. Cùng theo dõi hướng dẫn dưới đây của công ty HCTECH nhé!
I – Vì sao lưu lượng hút là tiêu chí để chọn bơm?
Các dòng bơm công nghiệp như máy bơm nước, bơm hút chân không,… đều có một thông số là “lưu lượng” (hay tốc độ bơm) là tỷ lượng ở đầu vào trong quá trình bơm. Được hiểu là thể tích của lượng khí hút/lượng nước trong một đơn vị thời gian.
Đơn vị đo của lưu lượng là: m3/h,
Ví dụ: Máy bơm hút chân không có lưu lượng 20m3/h có nghĩa là bơm sẽ hút 20m3 khí trong một giờ.
Tem bơm chân không thể hiện các thông tin về lưu lượng
Cần căn cứ vào lưu lượng để chọn bơm bởi:
- Lưu lượng hút chân không của bơm ảnh hưởng đến thời gian cần thiết để hoàn thành công việc (chẳng hạn bơm chân không đạt được độ chân không theo yêu cầu; hoặc máy bơm nước bơm đầy bể chứa).
- Lưu lượng lớn thì thời gian hoàn thành nhanh và ngược lại.
Các dòng bơm chân không vòng nước cần biết chính xác lưu lượng hút
Ở bơm chân không, khi đạt được tình trạng chân không, tốc độ bơm sẽ giảm dần theo một đường cong với sự tăng lên của độ chân không (giảm mật độ phân tử khí trong hệ thống hay áp suất khí trong hệ thống). Khi đã đạt được mức chân không cao nhất, tốc độ hút của bơm giảm xuống bằng 0.
>> Tham khảo: Cách tính lưu lượng nước của máy bơm
II – Cách chọn bơm chân không theo lưu lượng hút
Lưu lượng là một trong những tiêu chí quan trọng khi tìm kiếm và lựa chọn máy bơm. Vậy cách lựa chọn bơm theo lưu lượng ra sao?
Dựa theo công thức chung tính lưu lượng của các loại bơm, ta có: lưu lượng = tổng nhu cầu/thời gian
Dựa vào nhu cầu thực tế (thể tích nước cần bơm, thể tích khí cần hút,…), thời gian yêu cầu hoàn thành mà chúng ta tính được lưu lượng. Từ lưu lượng tính toán được, chúng ta sẽ chọn máy bơm có lưu lượng bằng hoặc lớn hơn để đáp ứng được hiệu quả công việc.
III – Cách chọn bơm hút chân không theo lưu lượng
Bên cạnh yếu tố về lưu lượng hút của bơm chân không thì các đơn vị hãy dựa vào tiêu chí sau:
1. Tính lưu lượng bơm chân không
Cách tính toán lưu lượng của máy bơm hút chân không như sau:
Công thức tính lưu lượng bơm hút chân không
S= V/t
Trong đó:
- V: Thể tích khí cần hút (Thông thường sẽ là thể tích buồng hút trong sản xuất. Ngoài ra thể tích này bao gồm cả thể tích đường ống dẫn khí – nếu có)
- t: Thời gian cần hút.
Công thức trên được áp dụng cho hệ thống kín, hoàn toàn không có tỷ lệ rò rỉ hoặc rò rỉ gần bằng 0 (Hệ thống lý tưởng). Trong trường hợp bình hút hoặc hệ thống có sự rò rỉ với hệ số K, lưu lượng của bơm sử dụng sẽ là:
St = K x S
- St: Lưu lượng trung bình của máy bơm chân không.
- K: Hệ số an toàn cho trở kháng đường ống, rò rỉ, vv…
- S: Lưu lượng theo yêu cầu của hệ thống lý tưởng.
2. Cách lựa chọn
Thông qua tính toán về tốc độ hút chân không của bơm, chúng ta có thể chọn bơm hút chân không có mức lưu lượng tương ứng. (Nếu rút khí ra từ môi trường chứa hơi ẩm hoặc bụi, bạn nên chọn loại bơm chân không vòng nước).
Ví dụ 1: Bạn cần hút chân không cho buồng kín có thể tích 6 lít trong thời gian 3 giây. Vậy lưu lượng bơm phù hợp sẽ là: S=6/3= 2l/s.
Ví dụ 2: Bạn cần hút chân không cho bình kín có thể tích 4 lít, bơm và bình kết nối bằng đường ống thẳng có thể tích 0.5 lít. Nếu muốn hút chân không trong 3 giây thì chọn bơm theo lưu lượng phù hợp sẽ là: S= (4 + 0.5)/3 = 1,5l/s.
>> Xem thêm: Top 5 máy máy bơm hút chân không công suất lớn
III – Lưu ý khác khi chọn bơm hút chân không
Ngoài tiêu chí lưu lượng, người sử dụng cũng quan tâm đến các thông số khác khi tìm kiếm và lựa chọn bơm chân không. Một số thông số nhứ: áp suất chân không, đường tuyến tính, kích thước- khối lượng, cổng kết nối,…
1. Áp suất chân không
Áp suất chân không hay độ chân không của bơm hút chân không là số đo áp suất của lượng vật chất còn tồn tại trong buồng kín (hay khoảng không gian nhất định) sau khi bơm chân không thực hiện hút. Thông số kỹ thuật hay catalogue của sản phẩm bơm hút chân không đều có thông tin về thông số này.
Đồng hồ đo lường áp suất chân không
Ví dụ: Bơm chân không có áp suất cuối cùng (độ chân không max) là 2 mbar có nghĩa là áp suất của lượng vật chất còn lại trong buồng (sau khi hút) là 2 mbar.
Thực tế, nhiều kỹ thuật lựa chọn bơm theo công thức tính lưu lượng và áp suất chân không (độ chân không). Dựa theo áp suất chân không, bơm chân không bao gồm 4 loại. Từng loại sẽ được tư vấn lựa chọn cho các ứng dụng phổ biến như sau:
- Chân không thấp (p>100Pa) – Được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực sản xuất.
- Chân không trung bình (100Pa>p>0.1Pa): Trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao.
- Chân không cao (0.1Pa>p>10−5Pa): Sử dụng cho các lĩnh vực nghiên cứu, các phòng thí nghiệm.
- Chân không siêu cao (p<10−5Pa): Trong lĩnh vực nghiên cứu, phòng thí nghiệm.
2. Đường tuyến tính hoạt động
Đường tuyến tính thể hiện mối quan hệ giữa áp suất và lưu lượng của một số model bơm vòng nước Busch
- Đường tuyến tính hoạt động (biểu đồ đặc tuyến) của bơm hút chân không là một biểu đồ thể hiện hiệu suất vận hành của bơm.
- Thể hiện sự biến đổi giữa các thông số: lưu lượng, áp suất chân không của bơm trong điều kiện vận hành nhất định.
- Thông thường, mỗi biểu đồ đặc tuyến sẽ thể hiện trạng thái vận hành của bơm hút chân không trong một điều kiện nhất định.
Trong thực tế, không phải hệ thống hút chân không nào cũng lý tưởng để bạn dễ dàng tính toán và lựa chọn theo lưu lượng hút. Ngoài ra, mỗi ứng dụng sử dụng còn có những đặc điểm riêng về hệ thống chân không. Do đó, việc tính và chọn bơm cũng cần dựa vào các đặc trưng riêng này. HCTECH cung cấp đa dạng bơm hút chân không vòng dầu, vòng nước, bơm khô,…
Quý khách vui lòng liên hệ: 0904.643.816 – 0902.176.051 để được tư vấn lựa chọn bơm chân không.
Trên đây là những hướng dẫn về cách tính toán và chọn bơm theo lưu lượng. Hy vọng qua đây bạn có thêm thông tin hữu ích để lựa chọn bơm chân không thích hợp với nhu cầu của mình.
Có thể bạn quan tâm:
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.