Chưng Cất Rượu Là Gì? 4 Cách Chưng Cất Thông Dụng

Chưng cất rượu là một trong những phương pháp sử dụng nhiệt độ khác nhau để tách hỗn hợp của các chất lỏng khác dựa trên độ bay hơi của từng chất lỏng khác. Chưng cất rượu là hình thức vô cùng quen thuộc ở Việt Nam, khác hẳn so với các nước Châu Âu là lên men tự nhiên mà không qua chưng cất như rượu vang.

1. Chưng cất rượu là gì ?

Chưng cất rượu là quá trình sử dụng nhiệt độ để chưng cất, tách hỗn hợp của nấm sau khi lên men; nấm men sẽ ăn đường tạo thành rượu, CO2 và một số hợp chất khác. Nếu để lượng cồn lớn sẽ làm cho rượu có nhiều chất độc hơn, chính vì vậy mà bắt buộc người ta phải chưng cất rượu.

Chưng cất rượu là gì

Hình ảnh hệ thống chưng cất rượu quy mô lớn

2. Nguyên lý chưng cất rượu

Như chúng ta đã biết chưng cất rượu là quá trình bay hơi và ngưng tụ để tách các hợp chất ra khỏi nhau để thu được rượu. Sau quá trình lên men của cơm rượu, sau khi ủ một thời gian nhất định người ta thu được một loại hỗn hợp được gọi là bỗng rượu.

Rượu thông thường sẽ có nhiệt độ sôi thấp hơn nước khoảng 78 độ C. Sau khi đã ủ xong người ta cho vào chưng cất rượu, cho rượu bay hơi khỏi bỗng rượu, sau đó cho rượu ngưng tụ và đi qua một đường ống được làm lạnh và chảy ra ngoài.

Cấu tạo hệ thống chưng cất rượu

Cấu tạo của hệ thống chưng cất rượu thông thường

(1- Tủ điện điều khiển, 2- Nồi chưng cất rượu, 3- Bộ ngưng tụ, 4- Cụm ra rượu, 5- Đồng hồ áp, 6- Cảm biến nhiệt hơi bỗng, 7- Đồng hồ nhiệt cơ hơi bỗng, 8- Van xả nước buồng đốt)

3. 3 cách chưng cất rượu thông dụng

3.1. Chưng cất phân đoạn

Chưng cất phân đoạn là phương pháp chưng cất dựa vào sự khác biệt nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp để tách chúng bay hơi ra khỏi hỗn hợp. Đây là phương pháp thông dụng cho việc chưng cất.

Quá trình chưng cất có thể thực hiện ở áp suất thông thường (áp suất khí quyển) hay ở áp suất thấp. Nhiệt độ và áp suất được theo dõi trong quá trình chưng cất.

Phương pháp chưng cất phân đoạn này thường sử dụng cho ứng dụng tách các thành phần của tinh dầu

Mô tả chưng cất phân đoạn

Mô tả quá trình chưng cất rượu phân đoạn

3.2. Chưng cất lôi quấn

Chưng cất lôi cuốn thực hiện thông qua sự khuếch tán và lôi cuốn hơi nước của những hợp chất hữu cơ có trong dung dịch khi tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao. Đây là phương pháp truyền thống để tách tinh dầu từ các nguyên liệu thực vật thô có mùi thơm.

Phương pháp này cũng đang được sử dụng rộng rãi và thích hợp để phân tách các thành phần dễ bay hơi, ít hòa tan trong nước. Đây là phương pháp duy nhất thu được tinh dầu nguyên chất do không sử dụng hóa chất.

Mô tả chưng cất rượu lôi cuốn hơi nước

Mô tả công nghệ chưng cất lôi cuốn hơi

3.3. Chưng cất chân không

Chưng cất chân không là phương pháp chưng cất ở điều kiện áp suất thấp. Ưu điểm của phương pháp này là nhiệt độ sử dụng để chưng cất không cao, tránh được sự nhiệt phân của sản phẩm.

Phương pháp chưng cất trong môi trường chân không được sử dụng trong nhiều lĩnh vực: hóa học, dầu khí, dược phẩm,…

Chưng cất với công nghệ chân không

Chưng cất bằng chân không

4. Quy trình chưng cất rượu bằng công nghệ chân không

Như ở trên đã nói, chưng cất chân không sẽ được thực hiện trong môi trường áp suất thấp (môi trường chân không). Việc đầu tiên trong quá trình chưng cất rượu là đi ủ cơm với men để được hỗn hợp bỗng rượu. Sau đó chúng ta mới tiến hành đi chưng cất chân không, tách rượu ra khỏi các các hỗn hợp khác.

Trong môi trường chân không, rượu sẽ bay hơi ở nhiệt độ thấp. Do đó, không cần gia nhiệt, tiết kiệm nhiên liệu. Trong môi trường chân không, rượu bay hơi nhanh, giữ được hương vị và tăng hiệu suất, giảm thời gian sản xuất. Cách chưng cất rượu này giúp tăng hiệu quả và chất lượng sản xuất rượu.

Chưng cất rượu trong sản xuất rượu vang

Chưng cất chân không được sử dụng trong quy trình chưng cất rượu vang

5. Một số thiết bị chưng cất

Các thiết bị chưng cất phổ biến trên thị trường hiện nay gồm 3 loại:

  • Tháp chưng cất dùng mâm xuyên lỗ hoặc mâm đĩa lưới.
  • Tháp chưng cất dùng mâm chóp
  • Tháp đệm.

Dưới đây là những đặc điểm ưu- nhược điểm của từng thiết bị:

Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm
Tháp đệm + Cấu tạo đơn giản

+ Hiệu quả chưng cất tương đối cao

+ Thiết bị có khối lượng lớn

+ Độ ổn định kém

 

Tháp mâm xuyên lỗ + Hiệu suất tương đối cao

+ Vận hành ổn định

+ Có thể sử dụng cho dung dịch chất lỏng bẩn.

 

Tiêu chuẩn lắp đặt đĩa cao, yêu cầu đĩa phẳng tuyệt đối
Tháp mâm chóp Hoạt động ổn định và hiệu quả chưng cất cao + Hệ thống cấu tạo phức tạp

+ Không thực hiện chưng cất được với chất lỏng bẩn

Các thiết bị chưng cất thông thường

Các thiết bị chưng cất thông thường

Chưng cất máy bơm hút chân không

Hệ thống chưng cất sử dụng máy bơm hút chân không

Với khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ, chúng ta có rất nhiều cách để chưng cất rượu. Tuy nhiên, phương pháp chưng cất rượu bằng chân không lại mang đến chúng ta hiệu suất cao hơn, rút ngắn được quá trình chưng cất.

Bơm hút chân không là bộ phận quan trọng trong hệ thống chưng cất bằng chân không. Bơm sử dụng để hút khí, hơi nước, tạo môi trường áp suất thấp cho quá trình chưng cất.

Liên hệ với chúng tôi ngay để nhận tư vấn chọn bơm hút chân không cho ngành chưng cất rượu.

Hotline: 0904.643.816 hoặc 0902.176.051

Email: info@hctechco.com

Website: hctechco.com

BÌNH LUẬN FACEBOOK

Trả lời

0904 643 816