Công Tắc Áp Suất Máy Nén Khí: Nguyên Lý, Công Dụng và 4 Loại Cơ Bản

Công tắc áp suất máy nén khí là thiết bị quan trọng để căn chỉnh áp suất khi có biến đổi thất thường. Quy cách cài đặt áp suất cần phù hợp với công suất, model của máy nén khí. Vì vậy bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu cơ chế hoạt động của rơ le áp suất máy nén khí cùng các chủng loại thông dụng trên thị trường.

I – Công tắc áp suất máy nén khí là gì?

Công tắc áp suất khí nén hay rơ le (relay) áp suất máy nén khí là phụ kiện quan trọng trong hệ thống máy nén khí. Phụ kiện thực hiện căn chỉnh áp suất máy nén khí về trạng thái cân bằng khi áp suất máy biến đổi đột ngột.

Việc sử dụng relay áp suất máy nén khí ứng dụng trong các nhà máy sản xuất, xưởng cơ khí. Ngoài ra hệ thống tự động hóa, thủy lực, hệ thống phòng cháy cũng thích hợp để sử dụng thiết bị.

công tắc áp suất chân không

Thiết bị relay máy nén khí có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống

II – Công dụng của rơ le áp suất máy nén khí

Về cơ bản, thiết bị relay áp suất máy nén khí có vai trò hữu ích trong hệ thống máy sục khí.

1. Bảo vệ thiết bị khi áp suất giảm đột ngột

Khi phát hiện áp suất xuống thấp thì công tắc lập tức ngắt kết nối, dừng hoạt động. Áp suất giảm đồng nghĩa với màn xếp của máy nén co lại, 2 tiếp điểm nằm tách nhau.

Lực tạo ra của màn xếp thấp hơn lực của lò xo khiến 2 tiếp điểm tiến về hướng ngược lại. Thiết bị máy nén khí tự động ngắt kết nối và ngừng hoạt động để bảo vệ máy nén khí.

2. Bảo vệ thiết bị khi áp suất tăng đột biến

Trong trường hợp áp suất trong hệ thống máy nén khí tăng cao sẽ tạo áp lực lên động cơ, bình chứa, ống dẫn và van. Hiện tượng kéo dài dễ phát sinh hiện tượng chập cháy, bục nổ.

Công tắc áp suất máy nén khí tự động ngắt điện để bảo vệ thiết bị và an toàn cho người sử dụng. Khi áp suất vượt mức đã cài đặt thì màn xếp tạo ra lực chi phối đến tiếp điểm khiến máy nén khí bị ngắt.

rơ le áp suất máy nén khí

Công tắc máy nén khí điều chỉnh hoạt động thiết bị hiệu quả

3. Kiểm tra lượng dầu của máy nén khí

Công tắc áp suất máy nén khí ngoài điều chỉnh áp suất còn giúp kiểm tra dầu máy của thiết bị. Trường hợp dầu máy ở định mức quy định, máy chạy êm thì công tắc bất động.

Ngược lại, dầu máy nén khí giảm thấp thì công tắc sẽ ngắt điện ở thiết bị nhanh chóng. Lúc này dây điện sẽ nung nóng vật liệu kim loại ở công tắc tạo ra đòn bày. Công tắc tự động ngắt nguồn điện ở máy nén khi ngay cả khi chúng đang vận hành bình thường.

III – Cấu tạo & Nguyên lý hoạt động của rơ le áp suất máy nén khí

Công tắc áp suất máy nén khí là phụ kiện cần thiết để hệ thống máy sục khí vận hành hiệu quả. Để thực hiện tốt vai trò trong hệ thống máy, thiết bị có cấu tạo đặc trưng gồm:

– Vị trí tiếp điện

– Phần tay gạt đóng – mở của relay áp suất máy nén khí

– Lò xo điều chỉnh định mức khí nén

– Phần vỏ làm từ nhựa để bảo vệ

– Ốc điều chỉnh và kết nối tiếp điểm

– Phao để đóng – mở theo định mức điều chỉnh

– Mối nối ống đồng khi xả khí

– Thân sắt ren có 13 móc nối

Ngoài ra, các loại rơ le áp suất máy nén khí khác nhau có thêm 1 – 2 bộ phận để đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng. Dựa trên cấu tạo cơ bản, thiết bị vận hành theo cơ chế cụ thể như sau:

– Khi áp suất trong máy nén khí gia tăng sẽ đẩy vào cảm biến khiến chúng co lại và phát tín hiệu điện. Tùy thuộc vào từng loại cảm biến thì tín hiệu sẽ phát dưới dạng tần số, dòng điện hoặc điện áp cụ thể.

– Tiếp đó phần điện tử ở rơ le áp suất sẽ tiếp nhận tín hiệu và đối chiếu với áp suất đã cài đặt. Nếu tín hiệu cao hơn so với định mức cài đặt sẽ tự động kích hoạt mạch điện nhằm khởi động thiết bị máy nén khí.

– Nếu áp suất trong hệ thống máy nén khí giảm thì tín hiệu bị giảm đột ngột hoặc mất đi. Các mạch điện thực hiện đối chiếu tín hiệu đồng thời kích hoạch mạch điện để ngắt thiết bị.

cách hiệu chỉnh relay áp suất của máy nén khí

Cấu tạo công tắc trong hệ thống máy nén khí tiêu chuẩn

IV – Cách điều chỉnh rơ le áp suất máy nén khí

Để công tắc áp suất máy nén khí thực hiện tốt vai trò thì cần sử dụng khoa học. Dưới đây là cách điều chỉnh công tắc áp suất ở các trường hợp như sau:

1. Cài đặt khởi động công tắc máy nén khí

  • Tiến hành bật máy nén khí để máy hoạt động đến khi đạt áp suất ngắt tải. Việc khởi động thiết bị được thực hiện tại khu vực bình chứa khí trống.
  • Tiếp đó mở van xả cho khí thoát ra ngoài đồng thời theo dõi định mức giảm áp suất.
  • Theo dõi máy nén khí khởi động thì cần ghi chú lại áp suất mở tải.
  • Điều chỉnh áp suất mở tải theo chiều kim đồng hồ đến định mức áp suất ngắt tải.

Sau chu trình này cần thực hiện lặp lại các bước để xác định áp suất mở tải hiệu quả.

2. Cài đặt ngắt rơ le máy nén khí

Cách căn chỉnh mức áp suất ngắt tải ở máy nén khí tiến hành tương tự thao tác mở áp. Khách hàng sử dụng thiết bị vặn vít để điều chỉnh rơ le áp suất máy nén khí.

Ngoài ra trên công tắc áp suất máy nén khí có nút “khởi động” với thông số cố định. Trong quá trình ngắt rơle cần theo dõi áp suất khi máy dừng lần cuối. Sau đó thực hiện chỉnh độ chênh lệch áp suất theo nhu cầu sử dụng với các bước như:

  • Chỉnh áp suất theo chiều kim đồng hồ (áp suất tối đa cao) hoặc ngược kim đồng hồ (giảm áp suất tối đa thấp).
  • Thực hiện mở van để xả khi đến mức áp suất tụt sau đó đóng van xả.
  • Quan sát máy nén khí dừng thì ngắt thiết bị
  • Tiến hành lặp lại quy trình để khởi động áp suất chính xác.

chỉnh rơ le máy nén khí

Chỉnh rơ le máy nén khí cần thực hiện khoa học, chính xác

3. Điều chỉnh relay máy nén khí theo mục đích riêng

Việc điều chỉnh công tắc áp suất máy nén khí dựa theo mô hình sản xuất được khách hàng quan tâm. Khi thay đổi áp suất cần lưu ý đến các tiêu chí cụ thể dưới đây:

  • Cần đặt áp suất ở mức thấp nhất cho thiết bị máy nén khí.
  • Tăng áp suất sẽ tiêu tốn nhiều điện năng nên cần chỉnh áp suất ở mức phù hợp.
  • Dòng máy nén khí cỡ nhỏ ưu tiên dùng áp suất ở mức thấp.

V – Các loại công tắc áp suất máy nén khí phổ biến

Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều dòng relay áp suất phù hợp với model máy nén khí. Trong đó có 4 thiết bị công tắc máy nén khí được sử dụng rộng rãi bao gồm:

1. Công tắc áp suất khí nén ON/OFF/AUTO

Dòng rơ le áp suất máy nén khí On/Off/Auto chủ yếu dùng ở máy nén khí dạng piston. Dạng máy nén khí này có bộ motor ngừng hoặc chạy dựa vào công tắc áp suất điện.

Khi nhấn nút On hoặc Auto thì máy nén khí sẽ khởi động theo định mức áp suất đã cài đặt. Nếu nhấn nút Off thì máy nén khí dừng hoạt động và bỏ qua các cài đặt áp suất.

Ngoài ra có một số loại công tắc chỉ có nút Auto và đóng – mở điện theo áp suất đã cài đặt. Loại hình công tắc này chỉ xuất hiện ở các dòng máy nén khí công suất lớn.

2. Công tắc khí nén dùng điện

Dòng công tắc áp suất máy nén khí dùng điện có nhiều hơn 1 khu vực kết nối điện. Công tắc thực hiện bật – tắt động cơ hoặc tín hiệu điều khiển nhanh chóng.

Ở các dòng máy nén khí nhỏ thì rơ le áp suất kết nối trực tiếp với motor. Trong đó công suất ở bộ điều khiển áp suất phải lớn hơn công suất tại motor

Đối với máy nén khí lớn thì công tắc áp suất cần có 1 kết nối và 1 pha motor để hoạt động hiệu quả.

3. Công tắc máy nén khí dùng cơ

Công tắc dùng cơ là thiết bị được kết nối trực tiếp với bình khí (hoặc cabin điều khiển) và ống dẫn ở hệ thống khí nén.

Điểm liên kết với bộ công tắc áp suất máy nén khí được định nghĩa là bích kết nối, loại kết nối. Phần lớn các điểm kết nối có kích thước khoảng ½, ¼, ⅜ inch. Do đó bạn cần lựa chọn điểm kết nối với kích thương phù hợp.

relay máy nén khí

Công tắc máy nén khí sử dụng kết hợp van

4. Relay áp suất máy nén khí tích hợp

Máy nén khí dùng tại nhà xưởng, garo quy mô nhỏ sẽ ưu tiên loại rơ le áp suất máy nén khí tích hợp. Loại relay này có các van xả được kết nối bên trong hoặc phía ngoài công tắc. Nếu rơ le nằm bên trong sẽ đặt gần phần đáy hoặc mặt bên ở công tắc.

Bài viết giúp khách hàng có góc nhìn toàn diện về vai trò, cách hoạt động của công tắc áp suất máy nén khí. Căn cứ vào nguyên lý vận hành thì các đơn vị sử dụng thiết bị khoa học để phục vụ quá trình kinh doanh, sản xuất.

BÌNH LUẬN FACEBOOK

Trả lời

0904 643 816