Áp suất là một trong những yếu tố quan trọng trong nghiên cứu và sản xuất hiện nay. Mỗi khu vực thế giới lại có những đơn vị đo áp suất khác nhau. Vậy đơn vị đo áp suất là gì? Có các đơn vị đo áp suất nào, cách quy đổi chúng ra sao?
1. Đơn vị đo áp suất là gì?
Áp suất là độ lớn của áp lực mà bị ép trên một diện tích có phương vuông góc với bề mặt bị ép. Áp suất có tên tiếng anh là Pressure, được kí hiệu là P trong vật lý học. Người ta dùng đơn vị đo áp suất để biểu thị và đo lường áp suất. Các đơn vị đo áp suất có thể kể đến: Psi, bar, Atm, kg/cm2, Mpa,…
Áp suất khí quyển tiêu chuẩn: 1 atm = 760 mmHg = 760 Torr
2. Đơn vị đo áp suất chân không là gì?
Áp suất chân không còn gọi là độ chân không, là số đo áp suất của lượng vật chất còn lại có trong một khoảng không gian nhất định. Như vậy, bản chất của đơn vị đo áp suất cũng tương đồng với đơn vị đo áp suất chân không.
Khoảng không gian có áp suất chân không càng cao thì lượng vật chất tồn tại trong đó càng ít. Áp suất chân không đạt 0 Torr hoặc 0 kpa [abs] thì được coi là chân không tuyệt đối – không có vật chất bên trong.
Hay nói cách khác, một mức độ chân không thấp hơn biểu thị một áp suất cao hơn và ở một mức độ chân không càng cao thì thể hiện áp suất càng thấp.
Áp suất, áp suất chân không được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, ngành công nghiệp khác nhau như: bơm chân không, thực phẩm, chế tạo, cơ khí, điện tử,… Vì vậy, người ta luôn chú trọng việc theo dõi, giám sát áp suất để đảm bảo chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Đồng hồ đo áp suất là thiết bị sử dụng để đo lường các chỉ số này.
3. Các đơn vị đo áp suất thông dụng
Có nhiều đơn vị đo áp suất được sử dụng phổ biến như: Pa, Bar, Psi, Mpa,… Với những người đã biết đến khái niệm bơm hút chân không là gì thì chắc hẳn những đơn vị này đã quá quen thuộc rồi. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về từng đơn vị của áp suất nhé.
3.1. Đơn vị Pa
Pascal (Pa) là một đơn vị đo áp suất trong hệ đo lường quốc tế (SI), được đặt theo tên của một nhà toán học và vật lý người Pháp – Blaise Pascal.
1 pascal áp suất được tính bằng áp lực 1 newton tác dụng lên bề mặt có diện tích 1 mét vuông (1 Pa = 1 N/m²). Áp suất 1 Pa rất nhỏ, xấp xỉ bằng áp lực 1 đồng xu đặt lên bàn.
3.2. Đơn vị Kpa
Kilopascal (Kpa) là một don vi do ap suat được quy đổi từ đơn vị Pascal (Pa) nhằm tránh tình trạng phức tạp và vất vả trong ghi chép bởi những chữ số 0.
Cách đổi: 1Kpa = 1000Pa.
>> Xem thêm: Đơn vị CFM là gì? Cách quy đổi đơn vị CFM
3.3. Đơn vị Bar
bar chính là đơn vị đo của áp lực, nhưng không được chấp nhận như một phần của SI (Hệ thống Đơn vị quốc tế). Đơn vị này được giới thiệu bởi nhà khí tượng học người Na Uy. Bar bằng 100 000 Pa, thấp hơn so với áp suất khí quyển trung bình hiện tại trên trái đất ở mực nước biển.
Các đơn vị có nguồn gốc từ bar gồm có: Megabar(Mbar), Kilobar (Kbar), Decibar (dbar), Centibar (cbar), Milibar (mbar hoặc mb).
Bar có nguồn gốc từ Châu Âu bên cạnh đó còn có đơn vị Kg/cm2. Đơn vị bar và kg/cm2 là hai đơn vị gần bằng nhau nhưng nên chúng ta không cần chuyển đổi đơn vị bar sang kg/cm2 nếu như không cần độ chính xác quá cao.
Bởi 1 bar = 1.02Kg/cm2
3.4. Đơn vị đo Psi
Psi là đơn vị tính áp suất được dùng chủ yếu ở Bắc Mỹ, đặc biệt là Mỹ. Psi thường được sử dụng để đo áp suất của khí (áp suất khí nén) hoặc chất lỏng (áp suất thủy lực).
Psi cũng được sử dụng như một thước đo độ bền bằng lực kéo, được định nghĩa là khả năng chống chịu lực kéo và cường độ mô đun đàn hồi, được định nghĩa là khả năng chống biến dạng, điều khiển độ cứng của vật liệu. ở Mỹ đơn vị bar psi tồn tại và sử dụng song song nhau. Chính vì thế mà sẽ luôn có sự quy đổi đơn vị đo áp suất bar và psi.
3.5. Đơn vị đo áp suất Mpa là gì?
Đó là một đơn vị nằm trong hệ đo lường quốc tế nên MPa có mối quan hệ mật thiết với các đơn vị đo áp suất khác. Bản chất Mpa là một đơn vị của Pascal nhưng có giá trị lớn hơn rất nhiều để dùng trong các thiết bị đo áp suất.
1 Kpa = 0.125 psi
1 Kpa = 10 mbar
1 Kpa = 0.01 bar
1 Kpa = 0.00987 atm
1 Kpa = 1000Pa
1 Kpa = 0.001 Mpa
1 Kpa = 102.07 mmH20
1 Kpa = 4.019 inH20
1 Kpa = 7.5 mmHg
1 Kpa = 0.0102 kg/cm2…
>> Tham khảo: So sánh bơm ly tâm và bơm chân không
4. Quy đổi các đơn vị đo áp suất
Quy đổi giữa các đơn vị đo áp suất được trình bày trong bảng sau:
Đơn vị áp suất | ||||||
Pascal
(Pa) |
Bar
(bar) |
Atmosphere kỹ thuật
(at) |
Atmosphere
(atm) |
Torr
(Torr) |
Pound lực trên inch vuông
(psi) |
|
1 Pa | ≡ 1 N/m2 | 10−5 | 1,0197×10−5 | 9,8692×10−6 | 7,5006×10−3 | 145,04×10−6 |
1 bar | 100000 | ≡ 106 dyne/cm2 | 1,0197 | 0,98692 | 750,06 | 14,504 |
1 at | 98.066,5 | 0,980665 | ≡ 1 kgf/cm2 | 0,96784 | 735,56 | 14,223 |
1 atm | 101.325 | 1,01325 | 1,0332 | ≡ 1 atm | 760 | 14,696 |
1 torr | 133,322 | 1,3332×10−3 | 1,3595×10−3 | 1,3158×10−3 | ≡ 1 Torr; ≈ 1 mmHg | 19,337×10−3 |
1 psi | 6.894,76 | 68,948×10−3 | 70,307×10−3 | 68,046×10−3 | 51,715 | ≡ 1 lbf/in2
|
Với bảng quy đổi đơn vị đo áp suất trên, khi gặp phải đơn vị áp suất phức tạp bạn có thể có kết quả nhanh chóng mà không cần phải tính toán.
Ví dụ: 1 bar = 100000Pa = 1,0197 at = 0,98692 atm = 750,06 Torr
Trên đây là những chia sẻ của HCTECH, chắc hẳn bạn đã nắm được các thông tin về đơn vị đo áp suất là gì, cách quy đổi các đơn vị. Rất mong bài viết đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.