Đồng hồ đo áp suất là dụng cụ phổ biến và sử dụng rộng rãi để đo lường và theo dõi áp suất. Có nhiều khách hàng gặp khó khăn trong việc sử dụng, đọc số đo của đồng hồ này. Trong bài viết sau, HCTECH xin gửi đến bạn cách đọc đồng hồ đo áp suất chân không chi tiết, dễ thực hiện nhất.
1. Kiểm tra đơn vị đo của đồng hồ
Hiểu đơn giản việc đọc đồng hồ đo áp suất bất kỳ: bạn chỉ việc ghép giá trị “x” của đồng hồ với đơn vị “y”. Như: 2mbar, 100 psi,… Vậy chìa khóa của cách đọc chính xác là biết được đồng hồ chỉ giá trị bao nhiêu và có đơn vị ra sao.
Trên thị trường có rất nhiều loại đồng hồ đo áp suất khác nhau với vô vàn đơn vị đo khác nhau. Ký hiệu trên đồng hồ đo áp suất cũng thể hiện các đơn vị này. Đồng hồ đo áp suất với đơn vị: MPa, bar, mmHg, hpa, Psi, KPa, cmHg, atm… Các đơn vị đo này cũng có mối liên hệ với nhau theo một tỷ lệ nhất định.
Cách đọc đồng hồ áp suất chân không thế nào là đúng?
Tùy mỗi thói quen sử dụng ở các khu vực mà các đồng hồ cũng có những thiết kế đơn vị đo khác nhau. Thông thường ở phương Tây thường dùng bar và Psi, Nhật Bản sử dụng đơn vị MPa, Châu Á thường dùng kg/cm2,…
Để đọc chính xác chỉ số, bạn nên xác định đơn vị đo của đồng hồ đang sử dụng. Các đơn vị đo sẽ hiển thị ký hiệu trên mặt đồng hồ. Cũng có loại đồng hồ đo áp suất sử dụng 2 hay 3 dãy đo. Các dãy đo được phân biệt bằng các ký hiệu màu sắc khác nhau. Bạn nhìn và đọc thang đo nào sẽ đi kèm với đơn vị của thang đó.
Ví dụ như đồng hồ đo áp suất chân không trên: có 2 đơn vị đo là kg/cm2 (dãy đo màu đen); psi (dãy đo màu đỏ)
2. Dải đo (thang đo) của đồng hồ áp suất chân không
Dải đo của đồng hồ đo áp suất chân không hiển thị kết quả đo cao nhất của đồng hồ. Cách đọc đồng hồ đo áp suất chân không chính xác, cần xác định được dải đo của đồng hồ.
- Nên xác định giải đo phù hợp bởi:
Áp suất cần đo quá cao, dải đo bé => gãy kim
Áp suất cần đo quá nhỏ, trong khi dải đo của đồng hồ lớn => kim không nhích được.
- Chọn thang đo áp suất với hiệu suất khoảng 70% để đồng hồ làm việc hiệu quả và đảm bảo tuổi thọ
Ví dụ: Khi muốn đo mức áp suất có giá trị max khoảng 12-13kg/cm2 thì chọn đồng hồ có max là 15 kg/cm2.
Ngoài ra, có một số đồng hồ áp suất âm có dải đo là các số âm, bạn cần chú ý tránh đọc nhầm các chỉ số.
3. Kí hiệu cấp chính xác CCX – Cơ sở tính sai số của đồng hồ
Khi muốn đo chính xác, người sử dụng nên chọn đồng hồ có sai số nhỏ nhất. Hiện nay, nhờ công nghệ phát triển mà các chi tiết bên trong đồng hồ áp suất được gia công và thiết kế chính xác hơn. Đặc biệt có vạch chia rất nhuyễn giúp mức sai số đạt cực nhỏ, tính chính xác khi sử dụng cao.
Nguyên lý đồng hồ đo áp suất khiến kim chỉ thị trên mặt đồng hồ di chuyển để biểu thị số đo.
Cách đọc đồng hồ đo áp suất: Bạn dựa vào số đo mà kim đang hiển thị. Kết hợp cùng đơn vị đo đã xác định để đưa ra số đo của áp suất.
- Mỗi hãng có các ký tự (ký hiệu) khác nhau. Chẳng hạn: CL 1.0, CL 1.6, CL 0.25 từ hãng Wika; KI 1.0, KI 1.6 từ hãng Yamaki Taiwan; acc 1.0, acc 1.6 là ký hiệu hay dùng của hãng Fantinelli …
- Mỗi ký hiệu đồng hồ đo áp suất đều có ý nghĩa riêng của nó. Nên mua loại đồng hồ áp suất có kí hiệu cấp chính xác thấp để có được số đo chuẩn nhất.
Như hình ảnh trên: Đồng hồ chân không đang chỉ -0.09Mpa
> Tham khảo: Hút chân không là gì?
4. Đọc kết quả đồng hồ đo áp suất điện tử
Đồng hồ đo áp suất chân không điện tử, đơn vị đo và dải đo thông thường được ký hiệu trên thân đồng hồ và vỏ đồng hồ. Số đo (cùng đơn vị đo) được hiển thị trên mặt đồng hồ. Đây cũng là loại đồng hồ có tính chính xác cao mà nhiều khách hàng sử dụng. Tuy nhiên, mức giá của đồng hồ này cũng nhỉnh hơn so với các đồng hồ cơ.
Bí quyết đọc kết quả cũng tương tự như trên: “x” + “y” với x là giá trị đo, y là đơn vị đo.
Chẳng hạn: Mặt số của đồng hồ hiển thị 0.1; và đồng hồ có đơn vị là mbar thì kết quả đo của đồng hồ đo áp suất là 0.1mbar. Dưới đây là hình ảnh cụ thể để bạn dễ hình dung:
Kết quả đo hiển thị trên mặt đồng hồ là 13.1 – Đơn vị đang sử dụng hiện tại là mBar (đèn hiển thị màu xanh). Vậy ta đọc được kết quả đồng hồ áp suất chỉ: 13.1 mBar. Ngoài ra, từ đơn vị mBar bạn có thể quy đổi sang đơn vị còn lại là Bar: 1 mbar = 10^-3 Bar.
5. Một số lỗi thường gặp khi đọc đồng hồ đo áp suất chân không
5.1. Kim đồng hồ bị rung
Nếu rung nhẹ, chúng ta có thể bỏ qua. Tuy nhiên khi kim rung nặng, lâu dần sẽ làm kim mau hư và sai lệch khi đo.
Nên chú ý việc lắp đặt để đảm bảo không gây rung mạnh cho đồng hồ. Ngoài ra, có thể dùng đồng hồ chân không có dầu để khắc phục.
5.2. Kim đồng hồ bị lệch khỏi số 0
Đồng hồ lâu không sử dụng, bị rơi khiến kim giật cứng không về số 0.
Trước khi đo bạn nên để ý kim và khắc phục nếu gặp lỗi này. Thông thường đồng hồ đo áp suất đều có cách mở và chỉnh.
Không để kim đồng hồ bị chệch khỏi số 0, gây sai sót trong quá trình đo lường. Nếu đồng hồ hư hỏng, khó quan sát (như hình bên phải) nên thay thế đồng hồ mới để thuận tiện hơn
5.3. Chọn đồng hồ đo không phù hợp
Như có nhắc ở trên về dải đo, chọn đồng hồ phù hợp thì việc đo lường của bạn mới đảm bảo chính xác.
Trong trường hợp đo lường cho bơm hút chân không, bạn cần dựa theo các mức thông số của bơm (công suất, dải áp) để chọn đồng hồ thích hợp.
Ví dụ: Cùng là bơm hút chân không vòng nước công suất 7.5kW nhưng bơm hút chân không có các dải áp suất khác nhau (áp suất chân không thấp nhất và cao nhất của bơm) sẽ cần sử dụng đồng hồ có thang đo khác nhau.
Bạn cũng nên tìm hiểu và nắm được cách sử dụng đồng hồ đo áp suất trước khi tiến hành đo lường. Các tài liệu, hướng dẫn sử dụng đồng hồ đo áp suất thường được đóng gói cùng sản phẩm. Chúng ta dễ dàng tìm hiểu và sử dụng. Ngoài ra, tài liệu này cũng dễ dàng tìm hiểu trên các nền tảng tìm kiếm, youtube…
“Công thức đọc” ở trên cũng thích hợp cho những bạn đang tìm kiếm cách đọc đồng hồ đo áp suất nước hay các loại đồng hồ đo áp suất dạng cơ khác. Về cơ bản, các đồng hồ đo áp suất cơ có cấu trúc và cách đọc kết quả tương tự nhau. Bạn chú ý hơn về thông số của từng loại để có kết quả chính xác nhất.
6. Các tiêu chí lựa chọn đồng hồ chân không phù hợp
Như đã nói ở trên, cách đọc đồng hồ áp suất chính xác cần lựa chọn đúng đồng hồ cần đo. Sau đây là một số tiêu chí mà bạn nên chú ý khi lựa chọn đồng hồ đo áp suất:
- Mục đích đo lường: căn cứ để chọn dải đo, thang đo và đơn vị đo thích hợp.
- Loại đồng hồ: Đồng hồ chân không dùng dầu hạn chế rung kim, độ bền tốt. Đồng hồ không dầu lựa chọn cho môi trường nghiêm cấm và hạn chế dung môi dầu và chất dễ gây cháy. Đồng hồ điện tử cho số đo chính xác nhất.
- Đường kính mặt đồng hồ
- Kích cỡ chân ren
- Xuất xứ
- Chất liệu.
Đồng hồ đo áp suất chân không có dầu tại HCTECH
Ngoài các tiêu chí kỹ thuật, bạn cũng nên chọn sản phẩm chất lượng, giá thành tốt- có các thông tin về đồng hồ và hướng dẫn sử dụng đồng hồ đo áp suất đi kèm.
7. Địa chỉ mua đồng hồ đo áp suất chân không
Công ty HCTECH chuyên cung cấp bơm hút chân không, phụ kiện bơm hút chân không tại Việt Nam. HCTECH cũng có đa dạng sản phẩm đồng hồ đo áp suất chân không các loại:
+ Đồng hồ đo áp suất chân không có dầu,
+ Đồng hồ chân không không dầu,
+ Đồng hồ 3 kim,
+ Đồng hồ chân không điện tử.
Sản phẩm tin cậy và chính sách bán hàng hấp dẫn, HCTECH là địa chỉ mà nhiều khách hàng tin tưởng. Nếu bạn quan tâm và cần mua đồng hồ đo áp suất chân không, vui lòng liên hệ: 0904.643.816 hoặc 0902.176.051
Đồng hồ đo áp suất hút chân không tại công ty HCTECH
Trên đây là hướng dẫn cách đọc đồng hồ đo áp suất chân không. Hy vọng qua hướng dẫn trên, bạn sẽ dễ dàng thực hiện khi đo lường áp suất chân không và theo dõi áp suất của bơm, hệ thống bơm một cách chính xác nhất.
Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi!
Có thể bạn quan tâm:
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.