Đơn vị đo áp suất là gì? 8 Đơn vị đo áp suất & Bảng quy đổi hiện hành

Các đơn vị đo được sử dụng thường xuyên trong tính toán và đo lường áp suất. Bạn đang quan tâm các đơn vị đo áp suất là gì? Quy đổi ra sao? Cùng HCTECH khám phá những đơn vị đo lường áp suất thông dụng nhất hiện nay và cách đổi các đơn vị này.

I – Đơn vị đo áp suất Pascal (Pa)

Đơn vị Pascal (Pa) là đơn vị đo áp suất thuộc hệ đo lường quốc tế (SI), đặt theo tên gọi của Nhà vật lý học người Pháp – Blaise Pascal (1623 – 1661).

Đơn vị Pascal lấy tên từ Nhà vật lý học Blaise Pascal

Đơn vị Pascal được đặt theo tên gọi của Nhà vật lý học Blaise Pascal

  • Ký hiệu Pascal: Pa
  • Giá trị: 1 pascal áp suất được tính bằng áp lực 1 newton tác dụng lên bề mặt có diện tích 1 mét vuông. 1 Pa = 1 N/m²
  • Độ lớn: Giá trị áp suất 1 Pascal có giá trị rất rất nhỏ. Độ lớn của nó chỉ xấp xỉ bằng áp lực gây ra bởi 1 đồng xu đặt lên bàn.

Trong các đơn vị đo áp suất thì đơn vị  Pascal hiện nay được sử dụng rất rộng rãi. Đặc biệt, Pa dùng rất thông dụng ở khu vực Châu Á.

II – Đơn vị Kilopascal (KPa)

Đơn vị KPa - Một đơn vị đo áp suất phổ biến hiện nay

Đồng hồ đo áp suất sử dụng đơn vị đo KPa

KiloPascal là đơn vị tính áp suất phổ biến và xuất hiện ở nhiều thiết bị đo lường, ký hiệu KPa. Đơn vị KPa ra đời nhằm giảm việc phức tạp, dài dòng khi sử dụng quá nhiều số 0 trong đơn vị Pa.

  • Giá trị: 1 Kpa = 1000Pa
  • Ứng dụng: Đơn vị Kpa thường được sử dụng để đo áp suất của chất lỏng, chất khí. Đặc biệt là đơn vị áp suất của nhiều máy bơm hút chân không.

Các loại đồng hồ đo áp suất trên thị trường hiện nay cũng thường lựa chọn đơn vị KPa trong thang đo.

III – Đơn vị Megapascal (MPa)

Megapascal (ký hiệu: MPa) là một trong các đơn vị đo áp suất trong hệ đo lường quốc tế (SI). Đơn vị MPa cũng có tác dụng giảm thiểu sự dài dòng trong đo lường thay vì sử dụng quá nhiều số 0 với đơn vị Pa. Chẳng hạn, thay vì viết một đơn vị áp lực là 1 triệu Pa (1.000.000 Pa) người ta chỉ cần dùng 1Mpa cho giá trị áp suất này.

  • Ký hiệu Megapascal: Mpa
  • Độ lớn: 1 Mpa sẽ bằng 1.000.000 Pa (1 MPa = 1×10^6 Pa).

IV – Đơn vị Bar

Bar là một đơn vị tính áp suất mà chúng ta cũng thường xuyên “gặp mặt”. Đơn vị đo áp suất Bar là gì?

Bar - đơn vị đo áp suất phổ biến

Bar là tên gọi có nguồn gốc từ Hy Lạp

  • Bar là đơn vị gì? Bar là tên gọi có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp với từ βάρος (Baros), có nghĩa là trọng lượng.
  • Giá trị: Đơn vị áp suất Bar được định nghĩa là hơi chính xác bằng 100 000 Pa. Con số này hơi thấp hơn so với áp suất khí quyển trung bình trên Trái Đất tại mực nước biển.
  • Ứng dụng: Đơn vị Bar là một trong các đơn vị đo áp suất được sử dụng phổ biến. Ta có thể bắt gặp đơn vị này ở nhiều máy móc có sử dụng áp lực như máy nén khí, máy rửa xe, van nước,…

Một vài thông tin thú vị khác về đơn vị Bar:

– Đơn vị tính áp suất  được giới thiệu bởi nhà khí tượng học người Na Uy – Vilhelm Bjerknes (người tìm ra phương pháp dự báo thời tiết hiện đại).

– Đơn vị Bar là đơn vị đo lường áp suất không phải là một đơn vị đo của hệ thống đơn vị quốc tế (SI). Tuy nhiên, “Bar” là đơn vị được sử dụng phổ biến hiện nay.

– Năm 2004, đơn vị của áp suất “Bar” được công nhận hợp pháp tại các quốc gia châu Âu.

V – Đơn vị áp suất Milibar (mBar)

Một đơn vị đo lường áp suất liên quan đến Bar là đơn vị mBar (milibar). Đơn vị mBar được sử dụng thông dụng trong việc đo lường áp suất chân không. 

Giá trị: 1 mBar = 1×10-3 Bar.

VI – Đơn vị tính áp suất Psi

Psi là một trong các đơn vị đo áp suất thông dụng hiện nay. Đơn vị Psi có xuất xứ từ Bắc Mỹ).

  • PSI là viết tắt từ cụm từ Pound Per Square Inch
  • Ý nghĩa: Đơn vị PSI xuất phát từ đơn vị đo trọng lượng (Pound) và đơn vị độ dài (Inch); được định nghĩa là Pound trên inch vuông hay chính xác hơn là lực-pound trên một inch vuông.
  • Giá trị: Trong các đơn vị SI, 1 PSI xấp xỉ bằng 6895 N/m2 (1 PSI ≈ 6895 N/m2).

VII – Đơn vị áp suất milimet thủy ngân (mmHg)

Đơn vị Milimet thủy ngân ký hiệu là mmHg được định nghĩa là áp suất chính xác được tạo ra bởi một cột thủy ngân cao một nghìn milimet.

Ứng dụng đơn vị đo áp suất là gì? Milimet thủy ngân là đơn vị của áp suất được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực khoa học, y học, khí tượng, nghiên cứu,… Mặc dù đơn vị này không phải là đơn vị thuộc hệ SI.

Đơn vị mmHg sử dụng trong đo lường huyết áp

Đơn vị mmHg được sử dụng để đo huyết áp

Ví dụ: Milimet thủy ngân sử dụng cho việc đo lường và theo dõi huyết áp. Người bình thường có huyết áp ở mức 120/80mmHg.

Ngoài các đơn vị đo áp suất thông dụng ở trên, người ta cũng sử dụng một số đơn vị khác như: mm.H20, kg/cm2, atm… Sự hỗ trợ của các đơn vị của áp suất giúp việc đo lường trở nên dễ dàng từ đơn vị áp lực nhỏ đến mức lớn hơn.

>> Xem thêm: Atm là đơn vị gì?

VIII – Bảng quy đổi các đơn vị đo áp suất

Đơn vị đo áp suất là phương tiện quan trọng cho việc tính toán và đo lường. Hầu hết các đơn vị áp suất có mối liên hệ với nhau. Do đó, chúng ta có thể dễ dàng quy đổi đơn vị này sang đơn vị khác. 

Bạn có thể quy đổi đơn vị đo áp suất qua bảng quy đổi sau:

Bảng quy đổi đơn vị đo áp suất

Bảng quy đổi các đơn vị đo lường áp suất

Dựa vào bảng đổi đơn vị áp suất ở trên, bạn có thể thực hiện đổi đơn vị áp suất khi cần thiết. Chuyển đổi đơn vị đo áp suất này qua đơn vị khác bằng việc nhân với tỷ lệ tương ứng. 

Ví dụ 2: Ta có 1 bar = 14.504 psi

Chúng ta có thể tính 2 bar, 3 bar theo tỷ lệ ở bảng quy đổi áp suất. 2 bar = 2 x 14.504 psi = 29.008 psi

1 Pa = 0.01 mbar – Bơm hút chân không vòng dầu có áp suất tối đa là 0.1 mbar tương được với 1 Pa.

5 Pa = 5 x 0.01 mbar = 0.05 mbar.

Cách đổi đơn vị áp suất này cực dễ, bạn có thể thực hiện quy đổi bất kỳ đơn vị nào mà bạn mong muốn.

Trên đây là thông tin về các đơn vị đo áp suất thông dụng nhất hiện nay và cách quy đổi. Với những thông tin trên, bạn có thể sử dụng linh hoạt, dễ dàng quy đổi các đơn vị tính hiệu quả trong đo lường áp suất.

Có thể bạn quan tâm: Đơn vị torr là gì?

BÌNH LUẬN FACEBOOK

Trả lời

0904 643 816