Máy cô quay chân không là dụng cụ công nghiệp hiện đại góp phần cải tiến năng suất cho người lao động. Thiết bị cô quay đem đến ‘cuộc cách mạng” lớn cho lĩnh vực khoa học cũng như chế biến sản xuất. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết đến mọi người những thông tin quan trọng về sản phẩm công nghiệp này nhé!
I – Máy cô quay chân không là gì?
Máy cô quay chân không hay máy chưng cất, dung môi chân không. Thiết bị cô quay chân không có tên tiếng anh là “Rotary vacuum evaporator”.
Thiết bị cô quay chủ yếu dùng để phân tách cấu tử bên trong chất lỏng dựa vào độ bay hơi ở môi trường chân không.
Hiện nay thiết bị được vận dụng trong nhiều lĩnh vực nhằm tối ưu quy trình, chi phí trong các ngành đặc thù.
Phương pháp cô quay chân không đểể nung nóng, bay hơi nhằm loại bỏ dung môi được vận dụng chủ yếu.
Máy cô quay được sử dụng trong nhiều lĩnh vực
II – Cấu tạo của bộ máy cô quay chân không
Để hoạt động phân lập và trích ly các chất hiệu quả thì máy dung môi chân không cần cấu tạo khoa học. Dưới đây là những bộ phận chính tạo nên thiết bị cô quay chân không phục trong các lĩnh vực:
- Hệ thống bơm chân không: gồm bơm hút chân không, dụng cụ tách ẩm và van điều áp giúp giảm áp suất bên trong máy chưng cất. Bơm bố trí theo hình ống chữ U để điểm sôi ở dung môi giảm xuống và tăng hiệu quả cô quay. Ngày nay loại bơm chân không piston, bơm chân không vòng nước được ứng dụng hiệu quả.
- Hệ thống sinh hàn (bộ ngưng tụ): có cấu tạo theo hình ống xoắn ruột gà, phía trong chứa đá khô hoặc aceton với khả năng làm lạnh nhanh.
- Motor: thiết bị của máy để bình cầu quay tròn đều trong thời gian cô quay chân không.
- Bể gia nhiệt: sắp xếp phù hợp với bình cất nhằm đẩy nhanh nhiệt độ bằng nước hoặc dầu.
- Bể làm lạnh: làm mát, cân bằng nhiệt độ của bình chứa dung dịch mẫu.
- Bình chứa dung dịch: là dụng cụ cất trữ chất lỏng được chế tác bằng thủy tinh chịu nhiệt tốt. Bình được tiếp nối trực tiếp với motor để máy cô quay chân không vận hành hiệu quả
- Bình thu dung môi: Bình chứa được làm từ thủy tinh cao cấp để chịu được áp suất thấp. Khi dung môi được ngưng tụ sẽ di chuyển đến bình chứa.
- Bàn điều khiển: Khu vực điều chỉnh tốc độ quay, nhiệt độ bình cầu và áp suất chân không.
Máy cô quay được cấu thành từ nhiều thiết bị khác nhau
III – Nguyên lý hoạt động máy cô quay chân không
Cách vận hành máy cô quay chân không tiến hành theo nguyên tắc điều chỉnh độ sôi khi áp suất biến đổi. Giả dụ khi áp suất giảm xuất thì nhiệt độ sôi của mẫu vật sẽ giảm nhanh chóng.
Phương pháp cô quay chân không hoạt động được mô tả cụ thể như sau:
- Motor quay khởi động thì bình chứa chất lỏng sẽ ngập trong bể gia nhiệt kéo theo nhiệt độ nước tăng. Tiếp đó máy bơm hút chân không hút không khí ra ngoài làm cho áp suất giảm sâu.
- Áp suất giảm đồng nghĩa nhiệt độ sôi ở chất lỏng thấp hơn nhiệt của bể chứa từ đó thúc đẩy dung dịch sôi đều.
- Trong thời gian máy cô quay hoạt động, bình chứa chất lỏng quay tròn đều để tăng tiếp xúc với nguồn nhiệt để tránh nhiệt bị chi phối ở 1 khu vực.
- Sau quá trình cô quay thì bình cầu thu được lượng dung môi cô đặc cần thiết.
IV – Hướng dẫn cách sử dụng máy cô quay chân không
Để thiết bị cô quay chân không phát huy hiệu quả trong vận hành thì người dùng nên tuân thủ cách dùng sau:
- Bước 1: Kiểm tra cấu tạo của máy cô quay cẩn thận để kịp thời phát hiện các bất thường. Nếu các bộ phận hoạt động tốt thì tiến hành bước khởi động máy.
- Bước 2: Tại khu vực bàn điều khiển thực hiện nâng bình cầu lên độ cao tương ứng. Tiếp đó đặt bình chứa mẫu cô quay hướng ⅔ về phía bình cầu để không bị phụt.
- Bước 3: Từ từ đưa bình chứa chất lỏng ngập trong bể nhiệt sao cho khoảng cách tiếp xúc là ⅓.
- Bước 4: Căn chỉnh nhiệt độ tương ứng ở bể làm mát đi qua hệ thống sinh hàn sao cho bộ ống đọng sương.
- Bước 5: Khởi động bơm chân không và motor quay bình chứa mẫu cùng bể tăng nhiệt.
- Bước 6: Quan sát và theo dõi chu trình cô quay đến khi dung dịch mẫu hết thì tắt máy.
V – Máy cô quay chân không dùng để làm gì?
Dưới cơ chế vận hành hiệu quả từ máy dung môi chân không mà chúng được vận dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Một số lĩnh vực, ngành nghề ứng dụng phương pháp cô quay chân không gồm:
- Sử dụng trong phòng thí nghiệm, ngành phân tích hóa học, pháp y và khoa học sự sống. Máy cô quay để đo nồng độ mẫu, tái chế dung môi phân tách hoặc nghiên cứu hỗn hợp dung môi.
- Tách chiết chất tự nhiên hoặc tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết.
- Ứng dụng trong khoa học ẩm thực để chưng cất hoặc tách lọc tinh dầu thực vật (n-hexan, ethyl acetat) từ chất hữu cơ.
- Cô đặc mẫu từ việc loại bỏ dung môi dư thừa và hoạt chất không quan trọng.
- Phát triển thuốc hoặc các loại hóa chất mới.
VI – Các dòng máy cô quay chân không hiện đại
Hiện nay thiết bị cô quay chân không được phân phối tại nhiều đơn vị uy tín. Trong đó chúng tôi muốn giới thiệu đến mọi người những dòng máy đẳng cấp, hiện đại giúp tối ưu quá trình sản xuất như:
- Máy cô quay chân không IKA: Dòng sản phẩm cô quay cao cấp đến từ thương hiệu của Đức với các dòng máy như RV 10 Basic V, RV 10 Digital V, RV 3 FLEX, RV 3V,.. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng khách hàng nên chọn dòng máy với công suất hoạt động tương ứng.
- Máy cô quay chân không BUCHI: Thiết bị được dùng trong các phòng thí nghiệm, phân tích đồ uống, môi trường với độ chính xác cao. Sản phẩm có bộ điều khiển nâng hạ dễ dàng giúp nhà nghiên cứu, đơn vị sản xuất thuận tiện sử dụng.
- Máy chưng cất chân không HEIDOLPH: Ứng dụng rộng rãi tại phòng thí nghiệm, công nghiệp hóa chất hoặc nghiên cứu tại các trước đại học. Dòng máy chưng cất chân không Heidolph ghi điểm với khả năng kiểm soát nhiệt độ chính xác giúp người dùng đạt được mục đích nhanh chóng.
Máy cô quay đến từ thương hiệu hàng đầu của Đức
Bài viết chia sẻ đến mọi người góc nhìn khách quan về máy cô quay chân không công nghiệp. Hy vọng những thông tin đó mang đến những kiến thức bổ ích, hiệu quả cho mọi người trong cuộc sống.
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.