Các máy bơm chân không phổ biến nhất và thuận lợi nhất để xử lý các dung môi là bơm hút chân không vòng nước và bơm hút chân không khô. Cả hai loại máy bơm hút chân không đều không cần sử dụng dầu làm kín và làm mát. Liệu hai dòng bơm chân không này có gì giống và khác nhau? Cùng HCTECH so sánh bơm hút chân không khô và bơm chân không vòng nước.
1. Điểm giống nhau
Bơm hút chân không khô và bơm chân không vòng nước đều không cần dùng đến dầu chân không cho quá trình vận hành. Cả 2 thiết bị cho phép hơi dung môi được hút thông qua các máy bơm mà không gây nguy hiểm cho các máy bơm. Trong khi đó, các loại bơm hút chân không sử dụng dầu hoặc loại bơm piston không yêu cầu sử dụng dầu bôi trơn bên trong có thể có một vấn đề.
Các bơm hút chân không vòng nước hoặc khô vẫn sử dụng dầu nhưng chỉ là dầu bôi trơn ở các vòng bi để duy trì hai trục song song quay trong thời gian sử dụng nhằm tránh các tiếp xúc giữa cổ trục và mặt bích.
2. Phân biệt bơm chân không khô và bơm chân không vòng nước
Bơm chân không khô và bơm vòng nước có nhiều điểm khác biệt về cấu tạo, cơ chế vận hành và khả năng ứng dụng. Cùng nhau phân tích nhé.
2.1. Đặc điểm cấu tạo
Cấu tạo của bơm chân không vòng nước có cấu tạo gồm 2 phần chính: động cơ (gồm có: trục bơm, cánh bơm) và phần buồng bơm (mặt bích, buồng bơm). Bơm chân không vòng nước 1 cấp có 1 buồng bơm; bơm chân không vòng nước 2 cấp có 2 buồng bơm.
Bơm chân không khô dạng cánh gạt quay có cấu tạo với 2 phần: động cơ và buồng bơm. Buồng bơm chứa trục rotor và cánh gạt carbon. Các cánh gạt nằm trong rãnh của trục rotor.
2.2. Cơ chế vận hành
Bơm hút chân không vòng nước hoạt động theo nguyên tắc Piston. Khi bơm chạy, trục và cánh bơm hoạt động liên tục để tạo lực văng ly tâm hướng ra ngoài. Nước tạo thành vòng quay đồng tâm với vỏ bơm; kéo theo không khí, hơi nước từ môi trường và đẩy ra ngoài.
Bơm chân không vòng nước cần dùng nước, còn bơm chân không khô thì không. Máy bơm chân không khô không sử dụng chất lỏng mà dựa vào sự chuyển động ra vào của cánh gạt. Các khe hở cánh với rotor và vỏ kết hợp tốc độ quay cao để làm khí thoát ra. Việc thiếu chất làm kín dạng lỏng cũng gây ra nhiệt độ xả cao hơn giúp duy trì hiệu suất “khô” của máy bơm bằng cách giúp giữ hơi của quá trình trong pha bay hơi từ đầu vào xả.
2.3. Khả năng hoạt động
Sự khác nhau về việc sử dụng chất công tác (nước) cũng tạo ra sự khác biệt về khả năng hoạt động của 2 loại bơm:
- Bơm chân không vòng nước có khả năng làm việc với môi trường có hơi nước, hơi hóa chất. Tuy nhiên, bơm cũng dễ bị ăn mòn, xâm thực. Để xử lý quá trình ăn mòn chất lỏng, bơm chân không vòng nước có thể sử dụng một vật liệu chống ăn mòn
- Bơm chân khô có khả năng tạo chân không sạch, siêu sạch. Một số máy bơm khô có thể xử lý một lượng nhỏ chất lỏng quá trình mang sang nhưng nếu điều này xảy ra liên tục bơm sẽ không duy trì dặc điểm “khô” và hiệu suất cũng sẽ trở thành hạn chế bởi áp suất hơi của chất lỏng.
2.4. Ứng dụng
Với những đặc điểm trên, bơm chân không vòng nước và bơm chân không khô cũng có các ứng dụng khác nhau:
Bơm chân không vòng nước | Bơm hút chân không khô |
|
|
Trên đây là thông tin so sánh bơm hút chân không khô và bơm chân không vòng nước. Hy vọng bài viết trên giúp bạn phân biệt và lựa chọn bơm chân không thích hợp với yêu cầu sử dụng.
Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ HC Việt Nam- cung cấp các loại bơm chân không vòng nước, bơm chân không khô uy tín tại Việt Nam. Nếu bạn cần tư vấn về các thiết bị này, vui lòng liên hệ:
HOTLINE: 0904 643 816 – 0902 176 051
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.