So Sánh Bơm Ly Tâm Và Bơm Chân Không Có Những Điểm Khác Biệt Nào?

Hiện nay, trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất đều cần sử dụng bơm lý tâm và bơm hút chân không để đáp ứng được yêu cầu sản xuất của từng lĩnh vực. Hai loại thiết bị này có gì giống và khác nhau? Dưới đây là những thông tin so sánh bơm ly tâm và bơm chân không. Tìm hiểu các nội dung dưới đây để nhận biết và phân biệt bơm ly tâm và bơm hút chân không nhé

1. Định nghĩa bơm hút chân không và bơm ly tâm

1.1. Định nghĩa bơm hút chân không

Bơm hút chân không là thiết bị được sử dụng để loại bỏ không khí, chất khí, hơi nước, chất lỏng từ không gian khép kín để tạo ra chân không. Môi tường chân không được đưa vào trong nhiều ứng dụng của sản xuất và nghiên cứu giúp mang đến những thuận lợi và chất lượng sản phẩm cao.

Bơm chân không becker
Bơm hút chân không hãng Becker, Đức

Bơm hút chân không vòng nước là loại bơm chân không có sử dụng nước để làm kín và làm mát. Bởi vậy mà đây cũng là loại bơm chân không thường bị nhầm lẫn với bơm ly tâm.

>> Xem thêm: Ejector là gì?

1.2. Định nghĩa bơm ly tâm

Cũng gần tương tư như những sản phẩm bơm chân không, bơm ly tâm cũng được dùng phổ biến để bơm hút với định nghĩa:

Bơm ly tâm là loại bơm thủy lực cánh dẫn các hoạt động từ nguyên lý lực ly tâm, năng lượng thủy động của dòng chảy nhờ cánh quạt cơ năng của máy. Khi đó, nước được dẫn vào tâm quay của cánh và nhờ lực ly tâm để đẩy nước văng ra mép cánh bơm. Với sự kết hợp giữa lưu lượng hút, áp suất, gia tốc trọng lực và trọng lượng riêng của chất lỏng tạo thành động năng giúp nướng chuyển động tuần hoàn.

Bơm chân không vòng nước
Bơm chân không vòng nước

Bơm ly tâm được sử dụng phổ biến để bơm hút chân lỏng có độ nhớt thấp như nước ngọt, ngước biển. Máy bơm ly tâm cũng được sử dụng trong các hệ thống cần có lưu lượng đều và lớn, được sử dụng phổ biến trong các hệ thống làm mát trong các phòng làm lạnh, trong phòng cháy, chữa cháy,….

2. So Sánh nguyên lý hoạt động

2.1. Nguyên lý hoạt động bơm chân không

Đối với mỗi dòng bơm chân không sẽ có những nguyên lý hoạt động chi tiết như bơm hút chân không vòng dầu, bơm chân không khô hay bơm chân không khí nén,… Tuy nhiên, các loại bơm chân không đều có nguyên lý hoạt đông cơ bản là tương tự nhau chỉ khác nhiên liệu để làm mát và làm kín.

Cấu tạo bơm chân không
Cấu tạo bơm chân không vòng nước

Trong một chu trình làm việc, thể tích khoang công tác tăng lên khi lúc máy bơm hút chân không hoạt động sử dụng nhiên liệu là nước hoặc dầu kết hợp với không khí, hơi. Hỗn hợp này sự biến đổi thể tích của khoảng công tác dần bị nén lại và đẩy ra khỏi cửa của máy bơm. Khi hỗn hợp ra khỏi máy bơm và chất lỏng được tách ra.

Chất lỏng theo bình ngưng cung cấp ngược lại cho máy bơm và tạo thành một vòng khép kín. Trong các máy bơm chân không hiện nay, chất lỏng có thể là dầu chân không hoặc nước. Việc sử dụng máy bơm chân không không dùng dầu hoặc nước, các khoang công tác cần đảm bảo độ đóng kín cao để tạo được môi trường chân không.

>> Tham khảo: Nguyên lý bơm hút chân không vòng nước

2.2. Nguyên lý hoạt động của bơm ly tâm

Sơ đồ nguyên lý vận hành của bơm chân không ly tâm

Nguyên lý vận hành của máy bơm ly tâm

Khi máy bơm làm việc, bánh công tác quay, các phần tử chất lỏng ở trong bánh công tác dưới ảnh hưởng của lực ly tâm bị văng từ trong ra ngoài, chuyển động theo các máng dẫn và đi vào ống đẩy với áp suất cao hơn, đó là quá trình đẩy của bơm. Đồng thời, ở lối vào của bánh công tác tạo nên vùng có chân không và dưới tác dụng của áp suất trong bể chứa lớn hơn áp suất ở lối vào của máy bơm nước, chất lỏng ở bể hút liên tục bị đẩy vào bơm theo ống hút, đó là quá trình hút của bơm.

Bộ phận dẫn hướng ra (thường có dạng xoắn ốc nên còn gọi là buồng xoắn ốc) để dẫn chất lỏng từ bánh công tác ra ống đẩy được điều hòa, ổn định và còn có tác dụng biến một phần động năng của dòng chảy thành áp năng cần thiết.

Bên cạnh đó, một số bơm ly tâm hiện nay cũng đưa vào ứng dụng hút chân không để làm mồi nước. Những hệ thống bơm ly tâm cũng được kết hợp với bơm hút chân không để làm mồi nước giúp bơm ly tâm hoạt động bình thường và thuận lợi khi vận hành.

3. So sánh ứng dụng bơm ly tâm và bơm chân không

3.1. Ứng dụng bơm hút chân không

Bơm chân không trong sản xuất giấy

Bơm chân không vòng nước sử dụng trong công đoạn làm khô bột giấy

Ứng dụng của bơm hút chân không đóng vai trò rất quan trọng, không có chân không thì không thể có những bệnh viện hiện đại, những dây chuyền in tân tiến,bơm chân không cho ngành thực phẩm… Ngay từ khi công nghệ hút chân không ra đời, nó đã được nhiều doanh nghiệp hoạt động:

  • Từ ngành chế biến gỗ, trong ngành sản xuất giấy,
  • Ngành công nghệ in, ngành sản xuất ống nhựa, trong sản xuất kính an toàn,
  • Lĩnh vực y tế, dược hóa phẩm.
  • Bơm chân không khí nén kết hợp với núm hút cao su để kẹp, gắp và di chuyển sản phẩm, cánh tay robot.

Đặc biệt, bơm chân không là công nghệ bảo quản thực phẩm đang rất được quan tâm.

Hiện nay có nhiều loại bơm hút chân không: bơm hút chân không vòng dầu, vòng nước, bơm khô, khí nén. Người dùng có thể lựa chọn từng loại bơm chân không hợp lý để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng.

>> Xem thêm: Cấu tạo và nguyên lý bơm chân không vòng dầu

3.2. Ứng dụng bơm ly tâm

Ứng dụng bơm ly tâm và bơm hút chân không

So sánh ứng dụng của 2 loại máy bơm

Với những ưu điểm vượt trội, máy bơm ly tâm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Bơm ly tâm được dùng để bơm và vận chuyển các chất lỏng có độ nhớt thấp như nước ngọt, nước biển. Máy ly tâm sử dụng trong các hệ thống không đòi hỏi cột áp cao nhưng cần có lưu lượng đều và lớn.

Điển hình như các hệ thống làm mát trong các phòng làm lạnh, trong phòng cháy chữa cháy, bơm cứu hoả hay sử dụng bơm tưới trong ngành nông nghiệp. Sử dụng bơm lý tâm giúp đáp ứng đầy đủ lượng nước theo các yêu cầu sử dụng tại nhà máy.

4. Máy bơm nước chân không

Máy bơm nước chân không là một loại máy bơm nước có thể bơm được cả nước và không khí. Loại bơm này hay bị gọi nhầm là “máy bơm chân không”. Thực chất, đây là loại máy bơm nước dân dụng cỡ nhỏ; có khả năng bơm nước và hút khí ở một mức độ nhất định.

Dòng máy này cũng dễ bị nhầm lẫn với “máy bơm ly tâm” và “bơm hút chân không” được nhắc ở trên. Cùng điểm qua một vài thông tin chính về thiết bị này:

a, Khái niệm

Máy bơm nước chân không là loại máy bơm dân dụng cỡ nhỏ có có thể bơm được cả nước và không khí ở một mức độ nhất định.

Cấu tạo máy bơm nước ly tâm

Các bộ phận cấu tạo của máy bơm nước ly tâm

b, Cấu tạo

Bơm nước chân không có cấu tạo chính gồm

  • Buồng bơm (thường bằng gang)
  • Cánh bơm (bằng đồng hoặc nhựa PPO)
  • Động cơ
  • Trục bơm.

c, Nguyên lý làm việc

Máy bơm nước hút chân không làm việc dựa trên nguyên lý Piston. Cánh bơm là bộ phận chuyển động chính. Cánh qay liên tục tạo lực văng ly tâm hướng ra ngoài. Không khí được hút và đẩy ra, bộ phận cổng hút được thông. Sau đó, dòng chất lỏng sẽ được hút liên tục vào buồng bơm tạo thành vòng quy đồng tâm với vỏ. Sau đó, chúng liên tục được đẩy ra bên ngoài cổng bơm.

d, Ứng dụng

Dùng để bơm nước sạch hoặc chất lỏng (không ăn mòn) tương tự.

– Dùng trong hộ gia đình để làm bơm tăng áp, hút nước từ bể đẩy lên bể chứa cao

– Dùng để hút giếng, tưới tiêu,…

So với bơm ly tâm, dòng bơm nước chân không có khả năng tự mồi và có thể hút nước ở độ sâu hơn. Mặt khác, máy bơm nước chân không này không thể tạo chân không và hút bỏ khí tốt bằng dòng bơm hút chân không chuyên dụng.

4. Tổng kết

Dựa vào những phân tích so sánh bơm ly tâm và bơm chân không ở trên, chúng ta có thể thấy: Bơm chân không và bơm ly tâm là 2 loại bơm hoàn toàn khác nhau (về cấu tạo, nguyên lý và ứng dụng). Để tổng kết lại những phân tích ở trên, mời bạn đọc tham khảo bảng phân tích sau.

So sánh Bơm chân không Bơm ly tâm
Định nghĩa Là thiết bị loại bỏ không khí, chất khí, hơi nước, chất lỏng từ không gian khép kín để tạo ra chân không. Là loại máy thủy lực cánh dẫn, hoạt động dựa trên nguyên lý của lực ly tâm. Bơm tạo ra dòng chảy thủy động nhờ chuyển động của cánh quạt trong máy bơm.
Mục đích Tạo chân không hoặc áp suất thấp trong không gian/hệ thống kín. Để di chuyển chất lỏng từ vị trí này sang vị trí khác
Cấu tạo Các bộ phận chính:

– Động cơ,

– Buồng bơm (trục bơm, cánh bơm)

– Cổng hút, cổng xả.

Các bộ phận chính:

– Động cơ,

– Bánh công tác,

– Trục bơm,

– Ống hút và ống đẩy

Cơ chế tạo kết quả Loại bỏ các phân tử khí khỏi một không gian/hệ thống kín để tạo chân không. Cánh bơm quay tạo áp suất và lưu lượng của môi chất.
Nguyên lý vận hành Nguyên lý chiếm chỗ:

Dựa vào sự biến đổi thể tích của khoảng công tác để nén và đẩy không khí ra khỏi cổng xả của máy bơm.

Chất lỏng công tác (dầu chân không/ nước) theo bình ngưng cung cấp ngược lại cho bơm tạo thành vòng khép kín.

Hoạt động dựa trên nguyên lý của lực ly tâm

Chuyển đổi động năng quay thành năng lượng thủy động lực học của dòng chất lỏng.

Có 3 quá trình: mồi nước – đẩy – hút. Quá trình đẩy- hút diễn ra liên tục; tạo dòng chảy liên tục.

Ứng dụng Bơm và vận chuyển các chất lỏng có độ nhớt thấp như nước ngọt, nước biển.

– Cấp nước sinh hoạt gia đình, khu dân cư

– Tưới tiêu nông nghiệp, sản xuất

– Hệ thống phun nước…

Hút loại bỏ khí, tạo môi trường chân không, tạo lực hút chân không:

– Sấy chân không, chưng cất, cô đặc chân không
– Cung cấp chân không cho bệnh viện, trung tâm y tế
– Sử dụng cho nâng hạ, vận chuyển sản phẩm
– Hút chân không khử bọt khí
– Hút định hình, sản xuất nhựa
– …

Phân biệt máy bơm ly tâm và bơm chân không

Phân biệt máy bơm ly tâm, máy bơm nước chân không và bơm hút chân không

 

Trên đây là một số những so sánh bơm ly tâm và bơm chân không để giúp bạn đọc có thêm những hiểu biết về hai dòng bơm khác nhau này. Từ đó giúp bạn lựa chọn loại thiết bị phù hợp với những ứng dụng cho từng ngành công nghiệp khác nhau.

Công ty tnhh thương mại và công nghệ HC Việt Nam, chuyên cung cấp bơm hút chân không các loại. Liên hệ HOTLINE: 0904.643.816 hoặc Email: info@hctechco.com nếu bạn quan tâm.

BÌNH LUẬN FACEBOOK

Trả lời

0904 643 816