Trọng Lượng Là Gì? Công Thức Tính Và Đơn Vị Đo

Bạn đang thắc mắc trọng lượng là gì? Đơn vị đo và công thức tính trọng lượng như thế nào? Cùng HCTECH tìm hiểu thông tin về đại lượng này qua bài viết sau.

1. Trọng lượng là gì?

1.1. Khái niệm

Trọng lượng là đại lượng biểu thị sức nặng của vật thông qua giá trị do của cân lò xo hay lực kế lò xo. Trọng lượng (P) đặc trưng cho lực nén của vật lên mặt sàn hay lực căng do vật gây ra lên lò xo của lực kế khi treo vật vào.

Trong khoa học và kỹ thuật, trọng lượng của một vật thường được xem là lực mà lực hấp dẫn tác động lên vật thể đó.

Khái niệm trọng lượng là gì

Khái niệm trọng lượng là gì?

1.2. Phân biệt trọng lượng và khối lượng

Trọng lượng và khối lượng không giống nhau. Khối lượng của vật được hiểu theo đúng nghĩa đen là lượng vật chất trong vật thể và không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như tốc độ, gia tốc hay lực tác dụng.

Trong khi đó, trọng lượng chỉ có ý nghĩa khi một vật có khối lượng riêng được đặt trong trường gia tốc. Hay nói cách khác, nó phụ thuộc vào khối lượng của vật và gia tốc trọng trường.

Một số đặc điểm cơ bản của khối lượng:

  • Khối lượng là thước đo số lượng vật chất tạo nên vật thể, được ký hiệu: m
  • Đơn vị đo của khối lượng: kilogram (kg), tấn, tạ, yến…
  • Khối lượng là đại lượng vô hướng, giá trị luôn dương và không đổi ở mỗi vật.
  • Khối lương có tính cộng (tức là kết hợp nhiều vật với nhau thì khối lượng bằng tổng khối lượng từng vật).

Phân biệt trọng lượng và khối lượng

Phân biệt khối lượng và trọng lượng

>> Xem thêm: Nhiệt lượng là gì?

2. Công thức tính trọng lượng

Công thức tính trọng lượng thể hiện mối quan hệ giữa nó và khối lượng:

 P = m.g

Trong đó:

  • P là trọng lượng (N)
  • m là khối lượng (kg)
  • g là gia tốc trọng trường

Chú ý:  Đối với hệ quy chiếu Trái Đất, gia tốc trọng trường (g) = 9.81 m/s^2. Trên thực tế, giá trị này thay đổi theo độ cao, do đó trọng lượng cũng sẽ thay đổi theo.

Ví dụ 1. “Một con voi đứng trên mặt đất có khối lượng là 100 kilogam. Hỏi trọng lượng của con voi đó là bao nhiêu?”

Từ dữ liệu đề bài ta có khối lượng (m) bằng 100kg và gia tốc trọng trường (g) bằng 9,8 m/s2.

Áp dụng công thức  P = m.g  =>  P = 100kg x 9,8 m/s2 = 980 N

Như vậy, trên bề mặt trái đất, con voi có khối lượng 100kg sẽ có trọng lượng 980 Newton.

Công thức tính trọng lượng

Mô tả công thức tính trọng lượng

3. Đơn vị trọng lượng là gì?

Trong hệ thống đo lường SI, đơn vị đo trọng lượng là Newton kí hiệu là N. Đơn vị này được lấy theo tên của nhà nhà bác học Isaac Newton.

Ví dụ:

  • Trên bề mặt Trái Đất, vật có khối lượng 1 kg sinh ra 1 lực khoảng 9.81 N (hướng xuống). Khi đó, khối lượng của vật đó là 1kg và trọng lượng là 9,81 N.
  • Trọng lượng của một con lợn có khối lượng 50kg so với Trái Đất là 490,5 N.

>> Xem thêm: Cách đổi độ f sang độ c

4. Trọng lượng riêng là gì?

Trọng lượng riêng của 1 vật là trọng lượng của một mét khối vật đó. Trọng lượng riêng được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích (1m3) (Theo định nghĩa của Wikipedia).
https://www.high-endrolex.com/42
Công thức tính trọng lượng riêng:

d = P/V

Trong đó:

  • d: trọng lượng riêng (đơn vị: N/m3)
  • P: trọng lượng (Đơn vị: Newton – N)
  • V: thể tính (Đơn vị: mét khối – m3).

Công thức tính trọng lượng riêng của chất

Mô tả công thức tính trọng lượng riêng

Dưới đây là bảng trọng lượng riêng của một số chất thông dụng:

STT Chất Trọng lượng riêng (N/m3)
1 Vàng 193000
2 Chì 113000
3 Bạc 105000
4 Đồng 89000
5 Sắt, thép 78000
6 Thiếc 71000
7 Nhôm 27000
8 Thủy tinh 25000
9 Thủy ngân 136000
10 Nước biển 10300
11 Nước nguyên chất 10000
12 Rượu, dầu hỏa 8000
13 Khí hydro 0,9

 

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời câu hỏi trọng lượng là gì. Hy vọng từ những kiến thức bổ ích này bạn có thể phân biệt được trọng lượng và khối lượng; từ đó dễ dàng ứng dụng tốt trong học tập cũng như cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm:

BÌNH LUẬN FACEBOOK

Trả lời

0904 643 816