Bên cạnh Pa, psi, kg/cm2, Kpa, Mpa,… thì bar cũng là cái tên thường được nhắc đến khi nói về áp suất. Vậy đơn vị bar là gì và chuyển đổi qua lại với những đơn vị khác như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
1. Đơn vị Bar là gì?
Bar là một trong những đơn vị đo áp suất được nhà khí tượng học người Na Uy Vilmus Bjerknes giới thiệu. Mặc dù khá phổ biến nhưng đơn vị này lại không thuộc hệ thống đơn vị đo quốc tế SI. Nguyên nhân là do độ chính xác của bar chỉ xấp xỉ 100 000 Pa, thấp hơn áp suất khí quyển trung bình trên trái đất.
Khái niệm bar là chỉ đơn vị gì?
2. Nguồn gốc ra đời đơn vị Bar
Từ Bar có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại βάρος ( baros ), có nghĩa là trọng lượng. Trước đây, bar được kí hiệu là b. Tuy nhiên kí hiệu này dễ gây nhầm lẫn với đơn vị đo diện tích theo hệ mét barn (b) nên không còn được sử dụng nữa.
Đến giữa năm 1793 và năm 1795 chữ bar chính thức được dùng làm một đơn vị trong hệ đo lường. Sau này các thuật ngữ milibar và bar được nhà khí tượng học người Na Uy giới thiệu một cách rộng rãi hơn.
Năm 2004, tại các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu, Bar đã được công nhận sử dụng hợp pháp. Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Hoa Kỳ (NIST) cho biết, họ chỉ sử dụng bar trong khí tượng học và liệt kê nó là một trong số các đơn vị không được giới thiệu trong một số lĩnh vực không được phép sử dụng.
3. Ý nghĩa
Sau thế chiến thứ 2, các quốc gia Anh, Pháp, Mỹ, Đức phát triển mạnh mẽ và bắt đầu đưa ra những đơn vị đo áp suất riêng của mình gây ra tình trạng không đồng nhất trên thế giới. Các nước châu Âu sử dụng Bar, Mbar,… Mỹ sử dụng KSI, PSI,… Các quốc gia châu á dùng Pa, Mpa,…
Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu hội nhập và giao thương giữa các quốc gia, việc quy đổi qua lại giữa các đơn vị đo là rất cần thiết. Ví dụ khi Việt Nam nhập khẩu các loại máy móc kỹ thuật ở nước ngoài, nếu không biết cách quy đổi thì rất khó để lựa chọn được những sản phẩm phù hợp. Bên cạnh đó, việc sử dụng và sửa chữa cũng trở nên khó khăn.
>> Tham khảo thêm: Torr là đơn vị gì?
4. Quy đổi đơn vị bar
Để chuyển đổi đơn vị bar sang mpa, kg/cm2 hay các đơn vị áp suất khác, bạn có thể áp dụng công thức quy đổi chuẩn quốc tế sau:
- Quy đổi bar theo áp suất:
1 bar = 0.99 atm (atmosphere vật lý)
1 bar = 1.02 at (atmosphere kỹ thuật)
- Quy đổi đơn vị bar và PSI (hệ thống cân đo lường):
1bar = 0.0145 Ksi (kilopound lực/inch vuông)
1bar = 14.5 Psi (pound lực/inch vuông)
1bar = 2088.5 (pound per square foot)
- Quy đổi bar theo hệ mét (đổi đơn vị bar sang kg/cm2)
1bar = 0.1 Mpa (megapascal)
1bar = 1.02 kgf/cm2
1bar = 100 kPa (kilopascal)
1bar = 1000 hPa (hetopascal)
1bar = 1000 mbar (milibar)
1bar = 10197.16 kgf/m2
1bar = 100000 Pa (pascal)
- Quy đổi bar theo “cột nước”:
1bar = 10.19 mét nước (mH2O)
1bar = 401.5 inch nước (inH2O)
1bar = 1019.7 cm nước (cmH2O)
- Quy đổi bar theo “thủy ngân”
1bar = 750 Torr
1bar = 75cmHg
1bar = 29.5 inHg
1bar = 750mmHg
Vậy nếu muốn chuyển từ các đơn vị áp suất khác sang đơn vị bar một cách nhanh chóng ta làm thế nào? Mời bạn tham khảo bảng dưới đây để có ngay kết quả.
Bảng quy đổi các đơn vị đo áp suất
Từ bảng này ta có:
- Cột dọc là đơn vị cần quy đổi, hàng ngang là giá trị muốn quy đổi từ 1 đơn vị cần quy đổi.
- Cách làm: đầu tiên ta cần tìm đơn vị cần quy đổi ở cột dọc bên trái rồi dóng theo hàng ngang đến đơn vị mong muốn.
Điểm giao của 2 cột dọc và hàng ngang chính là giá trị quy đổi.
Ví dụ:
1mbar = 0.0145 psi
1mbar = 0.001 bar
1mbar = 0.000967 atm
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những kiến thức về đơn vị bar và cách quy đổi qua lại giữa những đơn vị khác nhau của áp suất. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết của HCTECHCO.
Có thể bạn quan tâm:
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.