Trong các ngành công nghiệp tự động, cánh tay robot, chúng ta đã quá quen thuộc với thiết bị núm hút cao su. Bạn đã thực sự hiểu núm hút cao su là gì chưa? Chúng có cấu tạo ra sao, đặc trưng nổi bật và các ứng dụng là gì? Cùng HCTECH khám phá về phụ kiện này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Núm hút cao su là gì?
Núm hút cao su là một thiết bị sử dụng sự chênh lệch áp suất để báo chặt vào bề mặt các sản phẩm, vật liệu trong sản xuất. Chúng hỗ trợ cho việc chụp, bám, hút và gắp các sản phẩm mà không làm bẩn hay gây ra xây xước bề mặt sản phẩm.
Một số loại núm hút cao su
- Núm hút cao su là một bộ phận trong bộ giác hút chân không.
- Tên gọi khác: núm hút chân không, phễu hút chân không, núm cao su hút chân không.
Miếng hút chân không sử dụng để treo đồ
Ngoài ra, núm hút cao su còn được nhiều người dùng để gọi cho loại miếng hút chân không (miếng dán cao su) sử dụng để dán lên các mặt phẳng để treo đồ. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng ta chỉ tìm hiểu về núm hút cao su sử dụng trong kỹ thuật, sản xuất.
>> Xem thêm: Công thức tính lực hút chân không cho giác hút chân không
2. Cấu tạo chung của núm hút cao su
Để hiểu rõ về đặc điểm cấu tạo của các núm hút cao su, chúng ta hãy cùng phân tích sâu hơn về hình dạng, vật liệu, kích thước của chúng.
2.1. Hình dạng
Núm hút cao su có nhiều hình dạng khác nhau
- Núm hút chân không cao su thông thường có hình dạng phễu với phần đầu nhỏ và phần mặt tiếp xúc (đầu bám) to hơn. Bởi vậy mà chúng có tên gọi khác là phễu hút chân không.
- Có nhiều hình dạng núm cao su khác nhau trong sản xuất: dạng đầu núm tròn, dạng dài, dạng nhiều nếp gấp,… Hình dạng khác nhau này sẽ thích hợp với từng bề mặt và loại sản phẩm khác nhau.
2.2. Kích thước núm cao su
Các kích thước khác nhau cho phép núm cao su hút giữ nhiều kích thước sản phẩm khác nhau
- Tùy thuộc vào ứng dụng sử dụng, các nhà sản xuất cho ra đời nhiều kích thước núm hút khác nhau.
- Thông thường đường kính của núm hút vào khoảng 3-20mm.
- Trong các trường hợp sản phẩm có kích thước lớn, núm sẽ được thiết kế với đường kính lớn hơn. Từ đó giúp tăng diện tích tiếp xúc và lực bám hút.
- Độ dày của núm cũng được thiết kế đa dạng từ loại mỏng đến loại dày.
2.3. Vật liệu cấu tạo
- Các núm cao su hút chân không được thiết kế với vật liệu cao su đảm bảo độ bám dính, và an toàn cho các bề mặt hút.
- Ngoài ra, chúng cũng được sản xuất bằng các vật liệu như: nhựa mềm, nhựa PVC, silicon,…
Nhờ các vật liệu này mà núm cao su hút kính, tấm nhựa bỏng, bề mặt sản phẩm mà không gây hư hỏng cho các bề mặt này.
3. Cơ chế làm việc của núm hút cao su
Sự chênh lệch áp suất khiến núm hút cao su hút, dính vào bề mặt
Núm hút cao su hoạt động dựa trên nguyên lý chênh lệch áp suất. Cụ thể, khi áp suất mặt trong của núm hút thấp hơn so với áp suất khí quyển bên ngoài núm; xuất hiện lực tác động trên bề mặt ngoài của núm hút khiến chúng bám chặt với bề mặt dưới.
Thông qua tác động của áp suất và ma sát để hoạt động:
-
- Các thiết bị hút chân không sẽ tạo môi trường chân không (gần chân không) bên trong của núm hút.
- Bên ngoài của núm hút vẫn chịu tác động của trọng lực, tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài. Sự chênh lệch này khiến bề mặt của núm hút áp sát và bám chặt vào bề mặt sản phẩm.
- Lực ma sát giữ cho núm không bị xê xịch.
- Việc đóng mở lực hút chân không tạo thành cơ chế gắp – nhả cho các núm hút cao su.
Các sản phẩm núm hút cao su hoạt động bằng cánh bám dính, hút, giữ các sản phẩm cần thao tác. Thông thường chúng sẽ được kết hợp với các hệ thống, máy bơm chân không dùng khí nén hay máy thổi chân không.
4. Đặc tính nổi bật của núm hút cao su là gì?
Nhắc đến núm hút cao su, chúng ta nghĩ ngay đến các đặc tính về sự hút dính và dẻo dai của vật liệu. Tổng hợp những đặc tính nổi bật của loại thiết bị này như:
- Độ đàn hồi tốt, ít bị biến dạng
- Khả năng chịu được nhiệt, chịu hóa chất
- Chống ăn mòn tốt và ít bị, rách hay hư hỏng
- Núm cao su hút chân không có đa dạng kích thước, kiểu dáng để lựa chọn
- Khả năng bám dính mạnh
Núm hút cao su có độ đàn hồi và bám dính tốt
5. Ứng dụng của núm hút cao su
Núm hút cao su được lắp đặt thành bộ giác hút chân không và dễ dàng kết hợp với các thiết bị bơm chân không. Chúng giúp thay thế nhân sự trong các công việc đòi hỏi cao về độ sạch, sự tỉ mỉ, chính xác và nhẹ nhàng; giúp tăng hiệu quả cho sản xuất và tiết kiệm chi phí.
Núm hút cao su sử dụng trong các lĩnh vực như:
- Sử dụng trong các thao tác lắp ráp linh kiện điện tử, các công đoạn sản xuất của nhà máy linh kiện.
- Núm cao su hút kính, thủy tinh
- Sản xuất, gia công kim loại mỏng, màng film
- Đóng gói bao bì thực phẩm
- Sản xuất gỗ dán
- Thực hiện một số thao tác trong sản xuất điện thoại
- Hút và di chuyển trong các dây chuyền sản xuất ô tô, xe máy.
Núm hút cao su trong vận chuyển và đóng gói hàng hóa
Trên đây là các thông tin giới thiệu về núm hút cao su là gì? Các đặc điểm cấu tạo, cơ chế làm việc và những ứng dụng của chúng. Hy vọng bài viết cung cấp kiến thức hữu ích và giúp bạn lựa chọn thiết bị phù hợp cho quá trình sản xuất.
Có thể bạn quan tâm:
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.