Bộ Lọc Chân Không Là Gì? Cấu Tạo Và Ứng Dụng Cho Phòng Thí Nghiệm

Lọc chân không là một trong những thiết bị thông dụng được sử dụng rộng rãi trong thí nghiệm, nghiên cứu. Tuy nhiên rất nhiều người không nắm rõ các thông tin về bộ lọc chân không là gì? Cấu tạo và tác dụng ra sao? Nếu bạn cũng đang “lơ mơ” về chúng thì đừng bỏ qua những thông tin dưới đây của HCTECH nhé! 

1. Lọc chân không là gì?

Lọc chân không chính là một quá trình tách riêng hỗn hợp không đồng nhất đang nằm ở dạng huyền phù của môi trường chân không. Và, bộ lọc chân không sẽ là loại thiết bị giúp con người chúng ta thực hiện được quy trình đó một cách đơn giản và nhanh chóng nhất.

Thông qua lớp lọc, hỗn hợp không đồng nhất sẽ được phân riêng. Trong khi đó, lớp bã sẽ được giữ lại ở bên trên của lớp lọc và dung dịch sẽ đi qua lớp lọc nhờ áp suất dư so với áp suất ở bên dưới vật ngăn.

loc chan khong la gi

Hình ảnh của một bộ lọc chân không trong phòng thí nghiệm

(bao gồm phễu lọc chân không, bình lọc, ống silicon và một máy bơm hút chân không

2. Cấu tạo của bộ lọc chân không

Bộ lọc chân không bao gồm: phễu, bình lọc hoặc ống silicon – bơm hút chân không (bơm sử dụng là loại bơm khô).

Cấu tạo của một bộ lọc chân không

Cấu tạo hệ thống lọc sử dụng phễu Buchner

  • Phễu lọc: có thiết kế dạng ống rộng ở phía trên và hẹp ở phía dưới, được sử dụng để dẫn chất thí nghiệm vào bình chân không. Phễu được làm bằng sứ, thủy tinh hay nhựa. Phễu Hirsch và phễu Büchner (có giấy lọc bên trong) là loại phễu thông dụng hiện nay.
  • Bình lọc chân không: Được thiết kế dạng tam giác, chai, bình và bằng đa dạng các vật liệu khác nhau (thủy tinh, nhựa, thép không gỉ). Trên bình lọc thường được chia các vạch đo để thuận lợi cho quá trình đo lường và thí nghiệm.
  • Máy bơm hút chân không: Thiết bị thực hiện việc hút loại bỏ khí và tạo chân không. Thông thường, dòng bơm khô được lựa chọn làm máy bơm chân không phòng thí nghiệm.
  • Ống silicon: Là đường ống kết nối giữa bình lọc và đầu hút của máy bơm hút chân không.
  • Có thể sử dụng giấy lọc, màng lọc hoặc bộ lọc thủy tinh.

2. Tác dụng của lọc chân không

Bộ thiết bị này được lựa chọn sử dụng bởi các tác dụng chính dưới đây:

  • Dùng chủ yếu ở các phòng thí nghiệm

Thiết bị lọc chân không có ứng dụng chính trong các hoạt động nghiên cứu tại phòng thí nghiệm, tác dụng: lọc dung môi, lọc các loại khí dùng cho những dung môi sắc ký, pha động,…

Các hệ thống lọc chân được sử dụng tại nhiều phòng thí nghiệm của trường học và tại phòng nghiên cứu của nhiều đơn vị sản xuất.

  • Lọc dung môi, lọc các loại khí

Bên cạnh lọc chân không, sử dụng bộ lọc chân không còn có tác dụng lọc các loại khí, dung môi,… trong quá trình nghiên cứu.

  • Giúp kết quả nghiên cứu chính xác nhất

Chân không là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Do đó, máy lọc hút chân không phòng thí nghiệm có tác dụng loại bộ yếu tố chi phối, giúp cho ra kết quả chính xác nhất.

>> Tham khảo: Top 3 bơm chân không tốt nhất cho phòng thí nghiệm

3. Ưu điểm của thiết bị

Thiết bị lọc chân không đem hiệu quả cao, dễ sử dụng

Bộ lọc tiện lợi, dễ sử dụng và đem lại hiệu quả cao

Hệ thống lọc chân không hay bộ lọc chân không thường được sử dụng nhiều nhất trong các phòng thí nghiệm. Nhiệm vụ chính của chúng là lọc dung môi, lọc các loại khí dùng cho những dung môi sắc ký, pha động,… đảm bảo kết quả cao trong nghiên cứu.

  • Dễ sử dụng

Một trong những ưu điểm đáng kể của bộ lọc hút chân không là dễ dàng sử dụng. Thiết bị phù hợp với nhiều đối tượng người dùng.

  • Thiết kế thông minh

Bên cạnh đó, chúng còn được thiết kế thông minh. Trong quá trình sử dụng hoặc sửa chữa, bảo trì, chúng ta có thể tháo rời từng bộ phận ra một cách khá đơn giản và dễ dàng.

  • Kết quả chính xác

Khả năng lọc của thiết bị này giúp hỗ trợ tốt cho quá trình lọc khí, lọc dung môi… Bộ phận phễu lọc cũng được thiết kế có vạch định mức. Sự tiện lợi này sẽ hỗ trợ mang đến kết quả nghiên cứu được chính xác hơn.

4. Phân loại bộ lọc chân không

Có khá nhiều loại bộ lọc chân không trên thị trường và những loại này có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Dưới đây HCTECH tổng hợp cách phân loại bộ máy lọc hút chân không phòng thí nghiệm theo kích thước và chất liệu.

4.1. Phân loại theo kích thước lọc

Để đáp ứng yêu cầu lọc nhiều hay ít, bộ lọc được thiết kế với nhiều kích thước đường kính khác nhau. 

Theo đó có các loại máy lọc hút chân không phòng thí nghiệm phổ biến: 25mm, 47mm và 90mm. 

4.2. Phân loại  thiết bị lọc chân không theo chất liệu

Người ta sử dụng các loại chất liệu sau: thủy tinh, nhựa, thép không gỉ. 

4.2.1. Bộ lọc chân không bằng thủy tinh

  • Ưu điểm: có khả năng chịu được nhiệt độ cao và khả năng ăn mòn hóa chất rất lớn. 
  • Nhược điểm: Trong quá trình sử dụng, chúng lại dễ dàng bị rơi vỡ hơn. Ngoài ra chất liệu thủy tinh cũng không chịu được sự tấn công của axit H, do đó có phạm vi sử dụng hạn hẹp hơn.

4.2.2. Bộ lọc chất liệu nhựa

Các loại nhựa sử dụng chủ yếu là: PES (Polyethersulfone), PC (Polycarbonate), PP (Polypropylene),… 

  • Ưu điểm: Tiện lợi trong quá trình hấp tiệt trùng và được đánh giá cao về khả năng chịu được sự va đập. Bình lọc chân không và phễu nhựa giúp hạn chế được quá trình rơi vỡ.
  • Nhược điểm: Giá thành cao.

4.2.3. Bộ lọc chân không bằng thép không gỉ

Bộ lọc chân không bằng thép không gỉ

Bộ lọc hút chân không phòng thí nghiệm bằng vật liệu théo không gỉ

Chủ yếu được sinh ra trên chất liệu thép không gỉ, do đó, bộ lọc hút chân không loại này không chỉ thường được sử dụng khi hấp tiệt trùng mà còn có cả khả năng chịu nhiệt và chịu sự ăn mòn hóa chất rất cao. Tuy nhiên, nếu so sánh với bộ phễu lọc hút chân không bằng nhựa và bằng thủy tinh, mức giá thành của chúng lại đắt hơn hẳn.

  • Ưu điểm: Có khả năng hấp tiệt trùng, chịu nhiệt và chịu sự ăn mòn hóa chất rất cao. 
  • Nhược điểm: Giá đắt.

5. Một vài lưu ý khi chọn bộ lọc hút chân không

Bộ lọc chân không trong phòng thí nghiệm

 

Bộ thiết bị lọc chân không kết hợp với các máy móc khác trong phòng thí nghiệm

Bộ lọc chân không rất phổ biến trên thị trường hiện nay. Không khó để sở hữu bộ lọc chân không giá thành hợp lý. Tuy nhiên sự đa dạng đó cũng đi kèm câu hỏi về chất lượng, uy tín, giá thành khi mua. 

Để lựa chọn máy lọc chân không phù hợp, cần chú ý các yếu tố sau: 

  • Bộ lọc có dung tích đáp ứng nhu cầu

Yếu tố phù hợp với điều kiện sử dụng là một trong những căn cứ rất quan trọng trước khi lựa chọn bất cứ sản phẩm nào. Dựa vào nhu cầu nghiên cứu để chọn phễu, dung tích bình hợp lý. Bên cạnh đó là chọn thiết bị bơm chân không có thông số phù hợp.

  • Loại lọc phù hợp với loại hóa chất nghiên cứu

Quý khách hàng cần xác định rõ loại hóa chất nghiên cứu, nhu cầu sử dụng, điều kiện. Đặc biệt là chất liệu cấu tạo của bình lọc chân không và các chi tiết có phù hợp với thí nghiệm nghiên cứu không? Hãy chú ý để đảm bảo sử dụng bộ lọc hiệu quả, tiết kiệm và an toàn nhé!

  • Thương hiệu, giá thành

Khi lựa chọn các thương hiệu uy tín, quý khách hàng sẽ tin tưởng về chất lượng tốt hơn và đã được kiểm nghiệm trực tiếp thông qua sự tín nhiệm từ khách hàng. Bạn cũng có thể tin tưởng về các chính sách bảo hành, bảo dưỡng trong quá trình sử dụng. 

Tuy nhiên, đồng nghĩa với thương hiệu lớn, bộ lọc có giá thành cao hơn. Quý khách hàng cũng cần chú ý cân đối điều này để đảm bảo chi phí đầu tư hợp lý nhé!

  • Địa chỉ cung cấp uy tín

Bạn cần chọn mua đơn vị uy tín, chuyên cung cấp và phân phối các loại sản phẩm thiết bị lọc chân không có nguồn gốc rõ ràng, chính sách giá và chính sách bán hàng hợp lý. 

Bài viết trên đây HCTECH đã cùng bạn đi tìm hiểu hệ thống lọc chân không là gì, phân loại, cấu tạo và ứng dụng của chúng. Ngày nay, thiết bị này đang là sản phẩm công nghệ hữu ích cho các ứng dụng. Theo dõi HCTECH để cập nhật thêm nhiều tin tức thú vị mỗi ngày nhé!

Có thể bạn quan tâm:

BÌNH LUẬN FACEBOOK

Trả lời

0904 643 816