Sấy chân không là phương pháp sấy phổ biến hiện nay với nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, hông phải ai cũng hiểu- sấy chân không là gì, nguyên lý ra sao và dễ bị nhầm lẫn với phương pháp khác. Cùng HCTECH tìm hiểu tất tần tật về phương pháp sấy này nhé.
1. Sấy chân không là gì ?
Sấy chân không là công nghệ sấy dựa trên sự chênh lệch áp suất hơi nước trên bề mặt sản phẩm và môi trường xung quanh (P1> P2). Quá trình sấy này diễn ra trong môi trường gần như chân không.
Sự chênh lệch áp suất hơi trên bề mặt sản phẩm (P1) và áp suất môi trường xung quanh (P2) giúp sản phẩm sấy khô nhanh chóng
Các sản phẩm sẽ được đưa vào trong buồng chứa, đảm bảo kín tuyệt đối. Sau đó dùng bơm hút chân không để tạo ra môi trường chân không, có áp suất thấp. Điều này giúp cho các sản phẩm được sấy ở nhiệt độ 30-40 độ C, sản phẩm sau khi sấy sẽ đẹp, giữ lại được cấu trúc, nhiều dưỡng chất hơn là khi sấy thông thường.
Sấy chân không trong tiếng anh là vacuum drying.
Một hệ thống sấy chân không trong sản xuất đồ ăn. Phương pháp sử dụng môi trường chân không để giúp sản phẩm đẹp, giữ được đặc tính và chất dinh dưỡng.
Trong việc nghiên cứu sản xuất, có nhiều người quan tâm và thắc mắc thế nào gọi là “sấy khử ẩm”? Về bản chất, sấy bằng chân không là phương pháp “sấy khử ẩm” tối ưu.
2. Về thiết bị sấy chân không
Các thiết bị phục vụ cho việc sấy chân không sẽ bao gồm:
- Máy hút chân không
- Buồng chứa sản phẩm để sấy (hay lò sấy chân không; buồng hút phải kín tuyệt đối)
- Các thiết bị kết nối giữ buồng sấy (ống khí, khoá kết nối nhanh, ..).
Cấu tạo của một thiết bị sấy chân không
>> Xem thêm: Chưng cất chân không là gì?
2. Cấu tạo của máy sấy chân không công nghiệp
Máy sấy chân không thực tế là một hệ thống sấy chân không, được lắp đặt các bộ phận với nhau tạo thành một máy sấy chân không. Cấu tạo chính của hệ thống sấy chân không bao gồm, thiết bị sấy, buồng ngưng tụ hơi nước, bơm hút chân không.
2.1. Thiết bị sấy
Khoang chứa sản phẩm
Thiết bị sấy sẽ được các chi tiết nhỏ ghép thành như: khoang chứa sản phẩm, quạt gió, thiết bị gia nhiệt. Các bộ phận nhỏ được ghép lại với nhau một tạo thành một buồng sấy hoàn chỉnh, được gọi là thiết bị sấy.
2.2. Buồng ngưng tụ ẩm
Buồng ngưng tụ ẩm là là bộ phận ngưng tụ lại hơi nước ngưng tụ ra ngoài. Buồng ngưng tụ được cấu tạo từ các loại chi tiết nhỏ để ngưng tụ và đưa nước ra bên ngoài. Buồng ngưng tụ ẩm được kết nối các ống xoắn và ống dẫn và khóa chân không.
2.3. Bơm hút chân không
Bơm chân không được kết nối với buồng ngưng tụ ẩm bằng một ống dẫn, ống dẫn được kết nối với phin lọc, phin lọc để lọc bụi bẩn và lọc hơi ẩm. Bơm hút chân không có tác dụng tạo môi trường chân không, giảm áp suất chân không và giúp nước sôi ở nhiệt độ thấp.
Để dễ hình dung hơn về cấu tạo thiết bị sấy chân không cũng như cách thực vận hành của nó, bạn đọc có thể quan sát chi tiết hơn qua sơ đồ dưới đây:
Các bộ phận cấu tạo của thiết bị sấy chân không công nghiệp
3. Nguyên lý sấy chân không là gì?
3.1. Mô tả nguyên lý
Nguyên lý sấy chân không dựa theo sự chênh lệch áp suất hơi nước trên bề mặt sản phẩm và môi trường xung quanh. Khi áp suất trên bề mặt sản phẩm mà lớn hơn áp suất của môi trường thì nước trong sản phẩm sẽ thoát ra môi trường xung quanh.
Chân không có tác dụng làm giảm áp suất môi trường sấy. Đồng thời hơi ẩm có thể bốc hơi ở nhiệt độ thấp (~40 độ C) giúp tốc độ sấy nhanh và giữ được chất lượng sản phẩm sấy.
Mô tả nguyên lý của phương pháp sấy chân không
3.2. Quy trình diễn ra của phương pháp sấy chân không
Sấy chân không sẽ được thực hiện theo quy trình như sau: khi bắt đầu sấy chúng ta sẽ đưa các sản phẩm cần sấy vào bên trong. Sau đó sẽ bật điện cho thiết bị sấy, bật bơm hút chân không. Khi bơm chân không hoạt động trong buồng sấy áp suất chân không sẽ đạt được đến ngưỡng yêu cầu, lúc này sẽ cấp nhiệt cho buồng sấy. Vì sử dụng công nghệ sấy chân không nên nhiệt độ chỉ cần giữ ở mức 40 -50 độ C là nước đã có thể bay hơi.
Sau khi hơi nước được hút ra sẽ được bơm hút chân không hút ra buồng ngưng tụ ẩm. Như vậy có thể thấy hơi nước trong sản phẩm được đưa ra ngoài thì việc sấy khô rất nhanh. Như vậy sẽ giữ được các chất dinh dưỡng, sản phẩm đẹp, đảm bảo về màu cho các sản phẩm.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm sấy chân không là gì, cấu tạo và nguyên lý của thiết bị- Bạn đọc có thể theo dõi video dưới đây:
Video mô tả nguyên lý sấy chân không
4. Ưu nhược điểm của máy sấy chân không
Sấy chân không là một quá trình sấy các sản phẩm nhanh hơn bình thường, các sản phẩm được sấy ở nhiệt độ thấp. Rút ngắn được thời gian sấy làm gia tăng sản lượng sấy. Khi sấy chân không các sản phẩm đều giữ lại được các tính chất đặc biệt như mùi vị đặc trưng, dinh dưỡng, màu sắc.
4.1 Ưu điểm
Các sản phẩm giữ được màu sắc, mùi vị và dinh dưỡng
Ưu điểm của sấy chân không có thể kể đến:
- Thời gian sấy nhanh hơn các phương pháp thông thường
- Giữ lại các tính chất đặc trưng của sản phẩm, ddieuf này sẽ áp dụng cho các ngành sản xuất yêu cầu cao.
- Bảo quản trong thời gian lâu hơn, sản phẩm sẽ không chịu các tác nhân bên ngoài
- Vận hành đơn giản theo các lập trình có sẵn trong tủ điện, giảm được các chi phí vận hành
- Đảm bảo an toàn cho người sử dụng, các chi tiết đều phải làm chắc chắn do hút chân không nên khách hàng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
- Sấy nhanh hơn, tăng sản lượng cho doanh nghiệp.
4.2 Nhược điểm
Thiết bị sấy tương đối cồng kềnh
- Kích thước to, cồng kềnh chiếm nhiều không gian
- Giá thành sẽ cao hơn các thiết bị sấy thông thường và sấy lạnh
- Chi phí đầu tư ban đầu hơi cao không phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, hộ gia đình.
Có thể bạn quan tâm:
5. Phân biệt sấy chân không và sấy thăng hoa
Mọi người vẫn rất hay nhầm lẫn giữa hai khái niệm sấy chân không và sấy thăng hoa. Hãy tìm hiểu rõ ràng về sấy thăng hoa khác với sấy chân không như thế nào?
5.1. Khái niệm sấy chân không thăng hoa
Quá trình sấy thăng hoa là quá trình cấp đông cho các vật rồi đưa vào sấy chân không. Các vật thể sẽ đóng đá đưa vào sấy chân không với áp suất thấp sẽ chuyển trực tiếp từ thể rắn sang dạng không khí mà không chuyển qua dạng lỏng thông thường.
Sấy thăng hoa là phương pháp sấy phức tạp hơn, nhiều quy trình hơn sấy chân không. Sấy chân không là quá trình sau khi sấy thăng hoa, sẽ đưa vào để sấy bằng chân không. Quá trình sấy chân không sẽ sấy khử ẩm với áp suất thấp để loại bỏ hoàn toàn hơi nước có trong sản phẩm.
5.2. Phân biệt
Điểm khác biệt giữa sấy thăng hoa và sấy chân không là quy trình làm đông đá vật sấy. Quy trình đông đá có ở sấy thăng hoa còn sấy chân không không có giai đoạn này. Bởi vậy mà sấy thăng hoa giúp vật sấy giữ được cấu trúc vật lý tốt hơn với sấy chân không. Phương pháp này sẽ được ứng dụng để đáp ứng yêu cầu giữ nguyên hình dạng của các sản phẩm; đặc biệt là các sản phẩm rất nhũn và khó sấy như sầu riêng, mãng cầu, bơ chín,…
6. Ứng dụng của phương pháp sấy chân không
Phương pháp được ứng dụng tại nhiều nhà máy sản xuất
Hiện nay có rất nhiều các ngành nghề sử dụng phương pháp sấy chân không, nhằm đạt được hiệu quả cao, sản lượng lớn, đáp ứng được các yêu cầu của người dùng hiện nay
- Ứng dụng sấy chân không cho ngành sản xuất tinh dầu
- Ứng dụng sấy chân không cho ngành thực phẩm
- Ứng dụng sấy chân không cho ngành dược
- Ứng dụng sấy chân không cho ngành khí y tế
- Ứng dụng sấy chân không trong sản xuất trầm hương
- Ứng dụng sấy cho ngành sản xuất gỗ
Ngoài ra còn rất nhiều các ngành nghề sử dụng công nghệ sấy chân không. Có thể thấy, công nghệ thấy hiện đại này đem lại nhiều lợi ích và giá trị kinh tế.
7. Bơm hút chân không cho hệ thống sấy chân không
Có thể thấy rằng, chân không là “chìa khóa” quan trọng của phương pháp sấy chân không. Áp suất chân không giúp tốc độ sấy nhanh, giữ được giá trị dinh dưỡng và màu sắc của thực phẩm.
7.1. Loại bơm hút chân không thông dụng
Trong hệ thống thiết bị sấy chân không công nghiệp, máy bơm hút chân không là bộ phận thực hiện nhiệm vụ tạo áp suất chân không. Bơm hút chân không vòng nước và bơm hút chân không vòng dầu là các thiết bị thường được lựa chọn cho hệ thống sấy áp suất thấp.
Thông thường, bơm chân không vòng nước cho phép sấy ở nhiệt độ trên 45-50 độ C. Bơm chân không vòng dầu có khả năng tạo áp sâu hơn, do đó, dòng này có thể giúp giảm nhiệt độ sấy xuống sâu hơn. Tuy nhiên, với dòng sản phẩm sấy nhiều nước, hệ thống cần trang bị bộ ngưng và tách nước để đảm bảo độ bền cho thiết bị.
Bơm hút chân không vòng nước cho hệ thống sấy
Một số hãng bơm chân không được ưa chuộng cho ứng dụng sấy chân không là:
+ Bơm hút chân không Becker
+ Bơm chân không Busch
+ Bơm hút chân không vòng dầu Wonchang
+ Bơm chân không vòng nước Hanchang
+ Bơm chân không vòng nước Shinko Seiki
+ Bơm hút chân không Edwards
+…
Tùy thuộc vào quy mô sản xuất và môi trường làm việc, máy bơm chân không sẽ lựa chọn theo: công suất – áp suất chân không và lưu lượng hút. Bên cạnh đó, giá thành của từng dòng bơm cũng khác nhau.
7.2. Địa chỉ cung cấp bơm chân không uy tín
Công ty HCTECH chuyên cung cấp bơm hút chân không chính hãng, giá tốt tại Việt Nam cho các ứng dụng sản xuất công nghiệp. Với kinh nghiệm gần 15 năm trong lĩnh vực, chúng tôi đã cung cấp nhiều thiết bị chân không cho các khách hàng dùng cho ứng dụng sấy.
Trên đây là bài viết chi tiết về công nghệ sấy chân không là gì; bao gồm cấu tạo của thiết bị, ưu nhược điểm và ứng dụng của phương pháp trong thực tiễn. Hy vọng bài viết đem đến các thông tin hữu ích cho hoạt động sản xuất.
Nếu bạn cần trao đổi kỹ hơn về bơm cho sấy chân không, có thể liên hệ chúng tôi qua thông tin sau:
Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ HC Việt Nam
Địa chỉ: Số 5B, ngách 15/2 An Dương Vương, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội
Hotline: 0904 643 816 hoặc 0902 176 051
Email: info@hctechco.com
Website: hctechco.com
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.