Khuôn silicon là một trong dạng khuôn có thể tham gia vào hầu hết các ứng dụng đúc hiện nay như đúc tượng, đá nhân tạo, keycap, sản xuất linh vật từ nhựa, làm đồ chơi… Cùng HCTECH đi tìm hiểu về cách làm khuôn silicon, đặc điểm, quy trình sản xuất và hướng dẫn làm khuôn silicon phổ biến nhất hiện nay.
1. Khuôn silicon là gì?
Khuôn silicon là một loại khuôn đúc đặc biệt được làm từ silicon, có khả năng ổn định nhiệt, kháng hóa chất, chống rách. Chúng ta có thể dễ dàng lấy đồ vật sau khi đúc ra bên ngoài nhờ vào sự mềm, dẻo của silicon. Khuôn silicon cũng là dòng khuôn đơn giản, có thể tạo ra khuôn dễ dàng, chi phí sản xuất khuôn tiết kiệm hơn các loại khuôn khác.
Một số hình ảnh về khuôn silicon
2. Quy trình tạo khuôn silicon
Khi nghe đến làm khuôn silicon có thể bạn sẽ nghĩ, chắc nó rất khó phải không? Thực tế, quy trình này không quá khó khăn. Có hai cách tạo khuôn silicon thông dụng: khuôn 1 mảnh và khuôn 2 mảnh.
Hãy cùng chúng tôi thực hiện cách làm khuôn silicon theo các bước đơn giản. Ngay cả khi, bạn là người đang bắt đầu cũng có thể làm được.
2.1. Cách làm khuôn silicon 1 mảnh
Cách tạo khuôn silicon 1 mảnh thường áp dụng để làm khuôn cho các sản phẩm có 1 mặt phức tạp và 1 mặt phẳng; các sản phẩm kích thước nhỏ; sản phẩm có hình dạng đối xứng;…
Chuẩn bị
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị:
- Nước sạch
- Xà phòng blue (blue dish-soap)
- Silicone
- Súng phun silicon
- Phôi đúc
- Dao/kéo
Bước 1: Làm chất xúc tác
Sử dụng xà phòng blue nồng độ cao trộn vào nước để tạo một chất xúc tác hiệu quả tạo khuôn silicone. Chất béo có trong xà phòng này sẽ giúp silicone đông đặc nhanh hơn.
Thông thường, tỷ lệ pha là 1/12 (tức là 1 muỗng xà phòng trộn cùng 12 muỗng nước).
Pha xà phòng blue với nước, quấy đều
Bước 2: Hòa trộn silicon
Thực hiện cách pha chế silicon làm khuôn như sau: Lắp súng phun keo vào lọ keo. Bắn một lượng keo phù hợp vào trong dung dịch vừa tạo.
Cách làm silicon: Dùng súng bắn keo silicon lỏng làm khuôn vào dung dịch
Bước 3: Nhào nặn silicon
Nhào nặn dung dịch đã trộn. Bạn cần lưu ý khi nặn silicon, bạn cần để chúng ngập trong dung dịch xà phòng.
Quá trình nhào nặn silicon là việc tạo ra các hình thù đúng với mẫu vật mà bạn cần.
Dùng tay nhào nặn silicon ngập trong dung dịch xà phòng
Bước 4: Lấy mẫu phôi
Bao trọn silicon quanh mẫu phôi. Trong mẫu khuôn silicon mở này, bạn không cần làm kín toàn bộ. Một số trường hợp phôi phức tạp hơn, chúng ta cần phải bao trọn phôi trong khối silicon.
Lấy silicon ra và dùng để bao quanh phôi mẫu
Bước 5: Chờ khuôn đông cứng
Thông thường, thời gian khuôn silicon đông là khoảng 1h. Lúc này, bạn có thể khá khó chịu với mùi của silicon. Tuy nhiên, chúng không gây độc hại nên bạn có thể yên tâm khi sử dụng.
Bao bọc silicon quanh phôi và chờ đông
Bước 6: Lấy phôi ra khỏi khuôn
Sau khi silicon đã khô hoàn toàn, bạn lấy phôi ra, chúng ta có mẫu khuôn silicon hoàn chỉnh.
Dùng khuôn silicon để làm sản phẩm
2.2. Tạo khuôn silicon 2 mảnh
Với một số phôi đặc biệt (dạng quả cầu, dạng hai mặt,…) chúng ta cần sử dụng loại khuôn silicon 3d với 2 phần. Dưới đây là các bước thực hiện.
Chuẩn bị
– Tấm kính/tấm nhựa
– Đất sét
– Silicon làm khuôn
– Phôi/ vật mẫu
– Chất tách khuôn (ví dụ: Ease release 200)
– Đất sét (tạo vòi rót)
– Viên bi nhỏ.
Bước 1: Tạo vỏ khuôn
Sử dụng tấm kính/ tấm nhựa mỏng để tạo thành một vỏ khuôn. Kích thước phù hợp để chứa được silicon và phôi.
Dùng tấm nhựa và súng bắn keo để tạo vỏ khuôn
Bước 2: Dùng đất sét tạo nửa khuôn
Lần lượt đặt lót đất sét, phôi vào vỏ khuôn, sau đó cho đất sét để lấp đầy nửa khuôn thứ nhất. Làm phẳng và mịn bề mặt đất sét. Đất sét được đặt bên trong vỏ khuôn với một nửa phần chính của phôi nhô ra khỏi đất sét.
Sử dụng thêm các hạt tròn/viên bi nhỏ để tạo khóa kín giữa các nửa khuôn.
Đùng đất sét để lấp đầy nửa khuôn thứ nhất
Làm phẳng mặt của đất sét- một nửa phần chính của phôi nhô ra khỏi đất sét
Bước 3: Chuẩn bị và đổ silicon
Chuẩn bị dung dịch silicon đã được pha trộn. Nhẹ nhàng dùng silicon đổ khuôn bên trên đất sét và khuôn đúc. Lớp silicone này sẽ là một nửa khuôn hai mảnh của bạn.
Đổ dung dịch silicon vào vỏ khuôn
Chờ dung dịch silicon khô
Bước 4: Loại bỏ các vật liệu ra khỏi vỏ khuôn
Chờ silicon khô, bạn sẽ cần loại bỏ khuôn silicon, tấm lót và đất sét khỏi vỏ khuôn. Bạn hoàn toàn có thể tách các phần của vỏ khuôn để dễ dàng thao tác.
Tháo vỏ khuôn và loại bỏ đất sét để lấy nửa khuôn thứ nhất
Bước 5: Làm sạch đất sét
Thực hiện làm sạch tất cả đất sét trên mảnh khuôn silicon đầu tiên của bạn và phôi. Đảm bảo rằng phôi và khuôn hiện có của bạn hoàn toàn sạch sẽ.
Làm sạch đất sét trên bề mặt khuôn và phôi
Bước 6: Đặt khuôn và phôi trở lại hộp chứa khuôn
Tạo lại vỏ khuôn như ban đầu (nếu bạn đã tháo ra). Chèn mảnh khuôn silicon vừa hoàn thành vào đáy khuôn (mặt chứa phôi hướng lên trên).
Bước 7: Phủ chất tháo khuôn
Phủ một lớp mỏng chất tháo khuôn lên trên cùng của khuôn silicon chính và khuôn silicon hiện có của bạn để việc tháo khuôn dễ dàng hơn.
Phủ chất tháo khuôn lên bề mặt của nửa khuôn silicon
Bước 8: Chuẩn bị và đổ mảnh khuôn thứ hai
Làm vòi rót hình phễu bằng đất sét đặt sát mặt phôi.
Làm theo hướng dẫn tương tự như bước 3, chuẩn bị và đổ silicon vào vỏ khuôn để tạo thành mảnh khuôn thứ hai.
Đổ silicon vào vỏ khuôn, chú ý cần có phễu rót để sau này rót vật liệu đúc
Bước 9: Chờ khuôn khô và tháo khuôn
Chờ cho mảnh khuôn silicon thứ hai của bạn khô lại. Nhẹ nhàng tháo cả hai mảnh khuôn silicon ra khỏi vỏ khuôn. Chúng ta đã hoàn thành cách làm khuôn silicon 2 mảnh.
Hoàn thành làm 2 mảnh khuôn silicon, chúng ta sẵn sàng cho việc đúc sản phẩm từ khuôn silicon
2.3. Dùng khuôn silicon tạo sản phẩm
Sau khi đã có khuôn, để tạo sử dụng tạo sản phẩm, bạn sẽ thực hiện như sau: dùng sáp, son môi, resin hay xà bông để làm chất đổ vào trong khuôn theo ý thích. Đợi chất đổ khô, tháo khuôn ra là bạn đã có sản phẩm hoàn thiện.
Bạn có thể sử dụng khuôn silicon này nhiều lần. Chú ý vệ sinh và bảo quản khuôn đúng cách.
>> Tham khảo: Quy trình đúc trong khuôn cát
3. Đặc điểm của khuôn đúc silicon
Khuôn silicon là một trong những dòng khuôn đang được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Do sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật.
3.1. Ưu điểm
- Không độc hại
- Chống bụi bẩn
- Khuôn có độ bền rất cao
- Khả năng chịu nhiệt cao từ 40-230oC
- Nó có thể có độ giãn dài (có thể lên tới 700% với công thức thích hợp)
- Sử dụng được cho nhiều môi trường nóng, lạnh khác nhau (có thể đặt khuôn silicon vào lò nướng, làm đông lạnh và kéo căng khuôn khi lấy sản phẩm ra).
- Dễ dàng làm sạch khuôn silicon.
Khuôn đúc silicon có nhiều ưu điểm và tính ứng dụng cao
3.2. Nhược điểm
Mặc dù có nhiều lợi thế khi làm việc với khuôn silicon, nhưng cũng có một vài hạn chế cần lưu ý:
- Silicone đắt hơn latex và cao su hữu cơ.
- Mặc dù silicon mềm dẻo, độ dai tốt nhưng cũng có thể bị rách nếu bạn dùng lực kéo căng quá mức.
- Không phải silicon nào cũng có chất lượng như nhau. Khi mua silicon làm khuôn, bạn nên chọn địa chỉ cung cấp uy tín.
4. Ứng dụng của khuôn đúc silicon
Hiện nay khuôn silicon là một dòng khuôn đang được sử dụng rất nhiều vì tính đa dụng. Khuôn đúc bằng silicon có giá thành rất thấp nên được khá nhiều các ứng dụng lựa chọn đưa vào sản xuất.
Loại khuôn này được sử dụng để sản xuất cho nhiều ngành nghề khác nhau; từ quy mô cá nhân, gia đình tự làm đến quy mô cửa hàng, xưởng sản xuất.
Một số ứng dụng của khuôn bằng silicon như:
- Silicon làm khuôn mẫu trong sản xuất tạo mẫu và phát triển sản phẩm trong nhiều ngành công nghiệp
- Khuôn đúc tượng phật silicon, đúc vật trang trí
- Khuôn silicon làm đá
- Khuôn silicon dùng để làm kẹo mút
- Khuôn silicon dùng để làm các sản phẩm chocolate, làm bánh
- Khuôn đúc đồ chơi
- Sử dụng khuôn silicon để tạo các sản phẩm trang sức
- Khuôn silicon 3d làm nhiều đồ thủ công như xà phòng, sáp, son môi và nến…
Dùng khuôn đúc tượng phật silicon để tạo các sản phẩm có tính thẩm mỹ cao
Dùng khuôn silicon để đúc tượng thạch cao
>> Tham khảo: Đúc chân không là gì? Nguyên lý và ứng dụng
5. Hướng dẫn sử dụng Silicon lỏng làm khuôn
Cách pha chế silicon làm khuôn: Trộn chất A với chất B theo tỷ lệ khối lượng 100÷2 hoặc 100÷1.5 nếu muốn lâu khô hơn chút.
Ví dụ: 500 gam Chất A + 10 gam Chất B -> thành phẩm 510 gam
Những lưu ý khi Silicon lỏng làm khuôn – đúc khuôn dẻo màu trắng
- Thời gian thao tác dao động trong khoảng 5- 15 phút ( tùy theo nhiệt độ môi trường và tỉ lệ pha 100:2(2%) hay 100:1.5 (1.5%).
- Khuôn được tháo và sử dụng tốt nhất sau vài giờ.
Bạn có thể liên hệ các đơn vị bán silicone làm khuôn để tiết kiệm thời gian.
6. Ứng dụng chân không trong làm khuôn silicon
Quá trình thực hiện cách làm silicon lỏng để tạo khuôn hoặc pha trộn các dung dịch silicon, resin, mỹ phẩm, thạch cao… Chúng ta đều không tránh khỏi sự xuất hiện của các bọt khí.
Những bọt khí trong dung dịch làm giảm chất lượng, độ rắn và tính thẩm mỹ của sản phẩm sau khi đúc. Do đó, người ta đã sử dụng thêm bộ nồi hút chân không (buồng hút chân không) để xử lý bọt khí dung dịch trước khi tiến hành đổ khuôn.
Nhờ việc hút xả chân không, các bọt khí từ trong lòng chất được nâng lên và vỡ ra. Bọt khí được loại bỏ hoàn toàn, trả lại kết quả là dung dịch mịn đẹp và đảm bảo chất lượng.
Bộ nồi hút chân không khử bọt khí silicon với nồi hút, máy bơm chân không và phụ kiện
Dùng bộ nồi hút chân không để loại bỏ bọt khí cho silicon, resin,…
HCTECH cung cấp bộ nồi hút chân không khử bọt khí với đa dạng dung tích: 8L, 12L, 20L, 24L,… Bộ nồi hút nhiều kích thước, phù hợp cho nhu cầu sử dụng từ nhỏ đến lớn. Nếu bạn cần bộ nồi hút này, vui lòng liên hệ HCTECH qua:
HOTLINE: 0904 643 816 hoặc 0902 176 051
EMAIL: info@hctechco.com
Trên đây là các thông tin hướng dẫn về cách làm khuôn silicon, đặc điểm và ứng dụng. Hiện nay khuôn silicon là sản phẩm phổ biến và ứng dụng cao trên thị trường. Hy vọng qua những hướng dẫn trên, bạn có thể thực hiện thành công!
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.