Chiết xuất tinh dầu là một nhiệm vụ khó khăn và tinh tế để thu được sản phẩm mà không làm thay đổi chất lượng của chúng. Chúng ta có đến 4 phương pháp chưng cất tinh dầu khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng HCTECH tìm hiểu 4 phương pháp chưng cất tinh dầu hiệu quả.
1. Phương pháp ép thủy lực lạnh (cold press)
Phương pháp ép thủy lực lạnh cold press là một phương pháp ép thủy lực lạnh nên có thể giữ được toàn bộ chất dinh dưỡng đảm bảo độ tinh khiết của nước quả.
1.1. Quy trình thực hiện
Người ta dùng máy thủy lực công suất lớn tác dụng lực cơ học lên nguyên liệu. Lực này làm phá vỡ cấu trúc, vỡ các túi dầu: ép vỏ của quả thành dầu và nước, tách riêng bã. Sau đó, dung dịch thu được sẽ cho qua máy lọc ly tâm để tách tinh dầu ra khỏi nước.
Mô tả quy trình thu tinh dầu từ phương pháp ép thủy lực lạnh
1.2. Ứng dụng
Quá trình ép lạnh vỏ thơm được sử dụng để chưng cất tinh dầu từ các loại trái cây này có thành phần nhạy cảm với nhiệt độ. Phương pháp này thích hợp cho với các loại trái cây loài Citrus- chi cam canh (như bưởi, quýt, chanh, cam,…).
Các túi tiết tinh dầu trong vỏ các loài chi cam chanh được bao bọc bởi các màng pectin. Nếu sử dụng gia nhiệt, lớp màng này ngày càng đông cứng lại do nhiệt. Phương pháp chưng cất tinh dầu ép lạnh là phương pháp tối ưu.
Tinh dầu vỏ cam, chanh dùng trong sản xuất đồ uống để tạo mùi tự nhiên, mà tinh dầu điều chế ép lạnh mang lại.
1.3. Ưu- nhược điểm
Ưu điểm:
+ Sử dụng tối ưu cho chưng cất thành phần nhạy cảm với nhiệt;
+ Tiết kiệm năng lượng và chi phí trong quá trình thực hiện do không yêu cầu nhiệt.
+ Phục vụ cho nhiều quy trình sản xuất thực phẩm, đồ uống.
Nhược điểm: Quy trình phức tạp, có một số yêu cầu như:
+ Dung dịch ép từ phương pháp ép lạnh có chứa nhiều pectin, sau khi ép cần tiến hành lọc ly tâm và bảo quản tinh dầu ở nhiệt độ thấp.
+ Ngoài ra, trên các loại trái cây có múi như cam chanh thường sử dụng thuốc trừ sâu. Do vậy, cần sử dụng nguyên liệu hữu cơ, an toàn để đảm bảo chất lượng cho tinh dầu.
2. Chưng cất lôi cuốn hơi nước (steam distillation)
Chưng cất lôi cuốn hơi nước là phương pháp truyền thống để tách tinh dầu từ các nguyên liệu thô có mùi thơm. Phương pháp này phù hợp để sử dụng cho các chất dễ bay hơi và ít hòa tan trong nước.
2.1. Cơ chế thực hiện
Khi ở nhiệt độ cao các tế bào chứa tinh dầu sẽ trương phồng to lên do tiếp xúc với hơi nước và bão hòa trong một thời gian nhất định. Sau đó tinh dầu được thoát ra tự do theo hơi nước. Các tinh dầu còn lại sẽ dần dần đi ra bên ngoài của các tế bào và bay hơi theo hơi nước. Quy trình này được xảy ra liên tục cho tới khi hết tinh dầu trong các tế bào.
Mô tả quy trình chưng cất tinh dầu bằng lôi cuốn hơi nước
2.2. Ứng dụng
Cách chưng cất tinh dầu lôi cuốn hơi nước sử dụng để chưng cất các loại nguyên liệu thô có mùi hương, chưng cất tinh dầu sả, các loại cây thơm, hoa, hạt, gỗ, v.v.
Hiện nay, máy chưng cất tinh dầu theo phương pháp lôi cuốn hơi nước được sử dụng thông dụng cho nhiều sản phẩm tinh dầu.
2.3. Ưu nhược điểm
Ưu điểm | Nhược điểm |
+ Tạo ra tinh dầu nguyên chất 99%
+ Không cần thêm bước tách hợp chất tiếp theo, do tinh dầu nhẹ hơn nước nên tự động tách rời được + Áp dụng được cho quy mô nhỏ và quy mô công nghiệp + Thiết bị chưng cất phổ biến, dễ tìm mua và giá cả hợp lý |
+ Các hợp chất nhạy cảm có thể bị phân huỷ nhiệt và / hoặc thuỷ phân
+ Thời gian thực hiện chưng cất dài + Cần tiêu thụ năng lượng cao (điện, than, củi…) |
Chưng cất lôi cuốn hơi nước là phương pháp phổ biến
>> Tìm hiểu thêm: Chưng cất chân không và ứng dụng
3. Phương pháp chiết xuất bằng dung môi (Solvent Extraction)
Một phương pháp chiết xuất tinh dầu phổ biến khác là chiết xuất dung môi (Solvent Extraction). Phương pháp này cần sử dụng các dung môi trong quá trình chưng cất tinh dầu.
3.1. Nguyên lý
Phương pháp chưng cất này sử dụng các dung môi cấp thực phẩm (như: ethanol, benzen, dimethyl hoặc hexane) để cô lập và hòa tan tinh dầu.
Các nguyên liệu thực vật được bao phủ bởi một dung môi và hòa tan vào đó. Sau khi dung môi hấp thụ tinh dầu, người ta sử dụng phương pháp chiết xuất loại bỏ dung môi và thu được tinh dầu thực vật.
Mô tả phương pháp chưng cất bằng dung môi
3.2. Ứng dụng
Chiết xuất dung môi được sử dụng để chiết xuất tinh dầu từ các chất thơm tinh tế, các nguyên liệu thực vật mang lại lượng tinh dầu thấp. Hoặc các chất thơm không thể chịu được áp lực của quá trình chưng cất hơi nước chẳng hạn như hoa nhài hoặc hoa hồng.
Phương pháp chiết xuất dung môi thường được sử dụng để tạo chiết xuất cho các ứng dụng nước hoa hoặc mỹ phẩm.
3.3. Ưu nhược điểm
Ưu điểm:
+ Tối ưu cho các nguyên liệu thơm không chịu được áp suất chưng cất và nhiệt cao
+ Chiết xuất bằng dung môi thường tạo ra mùi thơm nhẹ hơn so với hầu hết các phương pháp chiết xuất khác, điều này càng làm tăng thêm sức hấp dẫn của nó đối với một số ứng dụng nhất định.
Nhược điểm:
Có nguy cơ một lượng nhỏ dung môi có thể không được bay hơi hoàn toàn. Do đó, một lượng nhỏ hóa chất mạnh có thể tồn tại ở dạng tuyệt đối cuối cùng và có thể gây kích ứng khi sử dụng.
4. Chưng cất chiết xuất CO2
Chiết xuất CO2 là một loại chiết xuất tinh dầu sử dụng carbon dioxide (CO2) làm dung môi. Về cơ bản, phương pháp này có một số điểm tương đồng với phương pháp chiết xuất dung môi ở mục 3.
4.1. Cơ chế
Tạo áp suất CO2 cho đến khi nó hóa lỏng. CO2 hóa lỏng được sử dụng để làm dung môi chiết xuất nguyên liệu thực vật. Khi dung dịch CO2 hấp thụ hết tinh dầu, dịch chiết sẽ được đưa trở lại áp suất thông thường khiến CO2 trở lại thành khí. Kết quả thu được tinh dầu chiết xuất mà không có bất kỳ dung môi nào.
Mô tả chưng cất chiết xuất CO2
4.2. Ưu – nhược điểm
Ưu điểm:
Do CO2 không màu, không mùi, không vị và không độc hại; nên cách chưng cất tinh dầu này không gây ảnh hưởng đến dầu thu được. Không có dư lượng dung môi nào được để lại, giúp tinh dầu thu được tinh khiết hơn và an toàn hơn khi sử dụng.
Nhược điểm:
Quá trình chiết xuất CO2 diễn ra trong buồn kín tuyệt đối, do đó, việc thu hồi toàn bộ tinh dầu có thể “bị” bao gồm dư lượng thuốc trừ sâu trong nguyên liệu. Do đó, quy trình này yêu cầu nguyên liệu tuyệt đối sạch, hữu cơ để có chất lượng tinh dầu cao nhất.
Ngoài ra, máy chưng cất tinh dầu chiết xuất CO2 có chi phí cao, không phải đơn vị nào cũng có khả năng chi trả.
4.3. Ứng dụng
Phương pháp này được ứng dụng trong các ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm,… Một số loại tinh dầu quý hiếm được chiết xuất theo phương pháp này như: tinh dầu lavender, tinh dầu hoàng đàn, nhài, tinh dầu trầm hương, quế, hùng chanh, hồi, chiết hoa bia (hoa houblon),…
Trên đây là thông tin về 4 phương pháp chưng cất tinh dầu phổ biến hiện nay, đặc điểm và ứng dụng của từng phương pháp. Hy vọng những kiến thức trên hữu ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và sản xuất.
Theo dõi chuyên mục Tài liệu kỹ thuật của HCTECH để có thêm các kiến thức thú vị khác.
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.