Công suất hay công suất tiêu thụ có lẽ là một thuật ngữ khá quen thuộc bởi chúng có mặt trên tất cả các thiết bị điện tử mà chúng ta đang sử dụng. Vậy đơn vị của công suất là gì? Công thức tính ra sao? Cùng HCTECH tìm hiểu qua bài viết dưới đây
1. Các đơn vị thông dụng của công suất
1.1. Watt (oát)
Đơn vị của công suất là Watt (W), hay còn gọi là oát được lấy tên theo nhà phát minh, kỹ sư người Scotland – James Watt. Đây là một trong những đơn vị đo lường quốc tế được sử dụng thông dụng nhất hiện nay.
Công suất cho chúng ta biết được lượng điện năng tiêu thụ (ΔE) trong một khoảng thời gian (Δt). Hay nói cách khác, 1W chính là biểu thị sự thay đổi của 1 Joule (Jun) trong 1 giây.
Ví dụ: Công suất của 1 chiếc bóng đèn là 20W có nghĩa rằng trong 1 giờ, bóng đèn này sẽ tiêu thụ hết 20 W.
Cũng giống như các đơn vị khác, đơn vị của công suất cũng được thêm các tiền tố để đo được các giá trị nhỏ hơn hoặc lớn hơn. Các đơn vị của công suất này được ký hiệu là: mW, MW, KW, kVA.
Trong đó:
1 mW ( miliwatt) = 0,001 W
1 kW (kilowatt) = 1 000 W
1 MW( megawatt) = 1 000 000 W
1 GW (gigawatt) = 1 000 000 000 W
1.2. kVA
Khác với động cơ điện hay máy phát điện, trong mạng lưới điện xoay chiều (thường gặp ở máy biến áp) chúng ta còn biết đến đơn vị công suất kVA (kilô Volt Ampe). Nó biểu thị cho công suất biểu kiến, được tính bằng vecto công suất thực P cộng với công suất phản kháng Q.
1 kVA = 1000 VA
Nhưng trong thực tế, người ta chỉ quan tâm tới công suất thực là kW. Đây là nguồn năng lượng có ích, có thể chuyển đổi sang cơ năng và nhiệt năng phục vụ cho đời sống và sản xuất.
1.3. Mã lực
Theo wikipedia, Mã lực (viết tắt là HP – horsepower) là một đơn vị dùng để chỉ công suất. Nó được định nghĩa là công cần thiết để nâng một khối lượng 75kg lên cao 1 mét trong thời gian 1 giây hay 1HP = 75 kg·m/s.
Đây là một đơn vị đo công suất cũ, thường được nhắc đến khi nói tới thông số của máy móc, xe cộ như ô tô, xe máy,… Mã lực và kW có thể chuyển đổi qua lại một cách đơn giản nhờ vào các hệ số tương đối:
Ở Anh: 1 Mã lực (HP) = 0,7457 kW
Ở pháp: 1 Mã lực (CV)= 0,7355 kW
1 kW = 1,34 HP = 1,36 CV
Ví dụ: Bơm hút chân không khô Becker VT4.25 có công suất 1 mã lực, tương đương với 0,75 kW
Mã lực là một đơn vị công suất khác
1.4. BTU
Ở các hệ thống làm nóng, làm lạnh như điều hòa, lò sưởi, lò nướng,… BTU là đơn vị thường được sử dụng để mô tả công suất.
1W ~ 3,41214 BTU/h
1000 BTU/h ~ 0,293071 kW
1 HP ~ 2511,34 BTU/h
2. Công thức tính công suất
Để tính công suất ta áp dụng công thức sau:
P = A/t
Trong đó:
P là Công suất
A là Công thực hiện được (công cơ học)
t là Thời gian thực hiện công đó.
3. Một số “loại” công suất khác
3.1. Công suất điện
Công suất điện là lượng điện năng tiêu thụ của 1 đoạn mạch trong một đơn vị thời gian. Thông số này cho chúng ta biết chính xác điện năng tiêu thụ của thiết bị điện mà mình sử dụng.
Đơn vị của công suất điện là W hoặc cũng có thể là kW, kVA, tùy vào các trường hợp khác nhau mà sử dụng sao cho đúng. Trong đó:
- kW thường dùng để chỉ công suất của máy. Nó cho biết sự thay đổi năng lượng trong một khoảng thời gian nhất định.
- kVA: Trong mạch điện 1 chiều, kVA và kW tương đương với nhau. Nhưng trong mạch điện xoay chiều, kVA sẽ bằng tổng của kW và công suất phản kháng.
Hiện nay, người ta sử dụng công tơ điện để tính điện năng tiêu thụ của các thiết bị điện trong mạch điện xoay chiều. Kết quả được thể hiện bằng đơn vị kWh hay còn gọi số điện.
Chúng ta có thể quy đổi như sau:
1kWh (số điện) = 1000W).3600 (S) = 3.600.00 (J)
>> Xem thêm: Công thức tính trọng lượng
3.2. Công suất phản kháng
Công suất phản kháng là phần năng lượng vô công được tạo ra bởi các yếu tố phản kháng trong dòng điện xoay chiều.
Theo định nghĩa của wikipedia: Công suất phản kháng, công suất hư kháng,công suất ảo Q là 1 khái niệm trong ngành kỹ thuật điện dùng để chỉ phần công suất điện được chuyển ngược về nguồn cung cấp năng lượng trong mỗi chu kỳ do sự tích lũy năng lượng trong các thành phần cảm kháng và dung kháng, được tạo ra bởi sự lệch pha giữa hiệu điện thế u(t) và dòng điện i(t).
Để tính công suất phản kháng, ta áp dụng công thức:
Q = U . I .sinφ
P : công suất phản kháng (var)
U: là điện áp (V)
I: là cường độ dòng điện (A)
φ : pha lệch giữa U và I
Đơn vị của công suất phản kháng là var(volt amperes reactive). 1 VAr = 1 V · 1 A · sinφ
Trong trường hợp sinφ = 1 (cosφ = 0) thì 1 VAr = 1 V · 1 A = 1 W.
3.3. Đơn vị của công suất hao phí
Công suất hao phí là công suất tỏa nhiệt xuất hiện khi thiết bị hoạt động. Trong quá trình vận hành, thiết bị sẽ sinh ra một nhiệt lượng làm điện trở thay đổi và sinh ra hao phí P.
Hiểu về công suất hao phí có thể giúp bạn tính toán được lượng điện năng tiêu thụ và giá trị cần thiết để vận hành thiết bị.
Đơn vị của công suất hao phí là W.
Trên đây là thông tin về các đơn vị của công suất và cách quy đổi chúng. Hy vọng bạn sẽ sử dụng các đơn vị này một cách phù hợp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.