Giác hút chân không khí nén là một trong những thiết bị được sử dụng tại các dây chuyền sản xuất tự động hóa. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu tường tận giác hút chân không là gì? Cấu tạo, cơ chế hoạt động và việc phân loại giác hút ra sao? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu chi tiết hơn về thiết bị này nhé.
1. Giác hút chân không là gì?
Giác hút chân không là phụ kiện để sử dụng làm bộ kẹp trong các ứng dụng xử lý tự động. Chúng được kết nối với các máy hút chân không thực hiện nhiệm vụ hút/nhả sản phẩm, linh kiện, hàng hóa.
Một số loại giác hút chân không khí nén
a, Nhiệm vụ
Giác hút chân không đảm nhiệm việc hút giữ, di chuyển các vật. Hệ thống hút chân không giúp giác hút có thể bám chặt vào bề mặt vật cần nâng. Từ đó có thể giữ, nâng lên, hạ xuống hay di chuyển.
a, Giác hút chân không tiếng anh là gì?
Tên tiếng anh của thiết bị này là Vacuum suction cup (hoặc suction cup). Bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu tiếng anh về giác hút chân không.
Giác hút chân không cũng được gọi với một số tên gọi khác như: Giác hút chân không khí nén, giác hút cao su, bộ giác hút chân không, cốc hút chân không…
b, Phân loại:
Dựa vào kích thước của của giác hút và khả năng hút mà chúng được chia thành giác hút chân không mini hay giác hút chân không công nghiệp.
+ Giác hút chân không mini: có kích thước nhỏ. Sử dụng hút các vật liệu và sản phẩm nhẹ và nhỏ gọn tại hộ gia đình, quy mô sản xuất nhỏ.
+ Giác hút chân không công nghiệp: kích thước to, sử dụng hút các vật liệu có khối lượng và kích thước lớn. Giác hút chuyên dụng trong sản xuất công nghiệp.
c, Suction cup là gì
Suction cup là một bộ phận được sử dụng để giữ, kẹp và di chuyển các sản phẩm. Phụ kiện này sử dụng trong các hệ thống công nghiệp, dây chuyền tự động. Suction cup là thuật ngữ tiếng anh của giác hút chân không.
2. Cấu tạo của giác hút chân không
Có rất nhiều nhà sản xuất với đa dạng các loại giác hút trên thị trường. Tuy nhiên cấu tạo của giác hút chân không đều gồm 2 thành phần: chân giác hút và núm giác hút.
2.1. Chân giác hút
Giác hút chân không khí nén bao gồn chân và núm giác hút
Chân giác hút chân không là bộ phận kết nối với động cơ truyền động. Chân giác hút gồm 4 chi tiết cơ bản:
- Thân: cấu tạo bằng thép hoặc hợp kim nhôm.
- Đầu ren: Đầu kết nối với tay gắp chuyển động (cánh tay robot) trong dây chuyền sản xuất.
- Khớp kết nối: bộ phận kết nối với ống hút.
- Lò xo đệm: giúp giảm lực tác động khi núm hút thực hiện hút, nâng hay di chuyển vật.
Hiện nay, chân giác hút được các hãng thiết kế với nhiều kích thước khác nhau. Một số loại chân giác hút đặc biệt có cấu tạo riêng và không theo cấu tạo 4 chi tiết trên.
2.2. Núm giác hút
Hình ảnh của núm hút chân không khí nén
- Núm giác hút (cốc hút) là bộ phận tiếp nối giữa chân giác hút và sản phẩm cần hút.
- Vật liệu thường gặp nhất ở các núm hút là cao su tự nhiên. (Bởi vậy mà chúng cũng được gọi với cái tên khác là núm hút chân không cao su/núm hút cao su)
- Ngày nay, có vật liệu bền bỉ, cao cấp hơn được lựa chọn để sản xuất núm giác hút như: silicon, nhựa PVC hay hợp chất Neoprene.
- Cấu tạo gồm 2 chi tiết: Bộ phận đàn hồi và đầu núm tiếp xúc với vật; tạo thành dạng tương tự như một cái phễu.
Núm giác hút chân không có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Trên hình là một số giác hút chân không công nghiệp của hãng Vmeca- Hàn Quốc
Đặc điểm về hình dáng của núm giác hút:
Núm giác hút có hình dáng và kích thước khác nhau tùy thuộc vào kích thước, bề mặt các vật liệu cần hút. Ví dụ:
- Hình dạng núm hút phẳng phù hợp bề mặt phẳng hơi cong như thủy tinh, kim loại, tấm nhựa, bảng gỗ,…
- Hình dạng núm có một hay nhiều vòng xoắn thường dùng để hút các sản phẩm có bề mặt không phẳng.
Nhiều khách hàng khi tìm mua giác hút chân không rất hay nhầm lẫn giữa giác – chân giác và núm hút. Bạn cần nắm rõ cấu tạo trên để phân biệt đúng khi đi mua hàng và sử dụng.
>> Xem thêm: Công thức tính lực hút chân không cho giác hút chân không
3. Nguyên lý giác hút chân không
3.1. Cơ sở khoa học cho ứng dụng giác hút chân không
Cơ chế vận hành của cốc hút chân không dựa trên áp lực và lực hút chân không
Như chúng ta đã biết, mọi vật thể và con người đều phải chịu áp lực với độ lớn 101.3 Kpa từ bầu khí quyển. Với một núm giác hút thông thường cũng vậy.
- Ta ấn một núm hút trên một bề mặt bất kỳ, lượng không khí bên trong của núm bị đẩy ra bên ngoài.
- Mặt trong của núm bị triệt tiêu áp lực 101.3 Kpa nói trên, tạo thành không gian chân không. Tuy nhiên, bên ngoài núm cao su này vẫn có một áp lực nhất định, gây ra sự chênh lệch áp suất bên trong và bên ngoài núm.
- Từ đó khiến cho núm hút và dính chặt hơn lên bề mặt.
- Khi ta kéo núm ra, không khí tràn vào lấp đầy không gian chân không của núm, gây ra tiếng “bật” có thể nghe thấy được.
Cơ sở cho nguyên lý giác hút chân không chính là chênh lệch áp suất và ma sát.
+ Chênh lệch áp suất bên trong thấp hơn bên ngoài núm hút, áp suất khí quyển giữ cho giác hút bám vào sản phẩm. Trọng lực khiến các phân tử không khí hướng về núm giác hút, tạo áp lực bên ngoài khiến nó bám sát vào vật cần hút.
+ Lực ma sát: Giữ cho núm hút không bị trượt khỏi bề mặt của vật.
3.2. Cơ chế làm việc của giác hút chân không là gì?
Bơm chân không khí nén được kích hoạt để tạo môi trường chân không bên trong núm hút, giúp chúng bám chặt các sản phẩm
- Giác hút chân không công nghiệp được kết nối với bàn hút, cánh tay robot, thiết bị nâng hạ, xe nâng,… bằng chân núm.
- Núm hút chân không sẽ là bộ phận tiếp xúc với vật liệu và sản phẩm cần hút.
- Khi đầu giác hút chân không khí nén tiếp xúc với vật cần hút, bơm chân không (máy thổi, máy phun chân không) sẽ được kích hoạt. Chúng tạo nên môi trường chân không với áp suất cực thấp bên trong núm hút.
- Kết hợp cùng nguyên lý trình bày trên, cốc hút chân không sẽ tạo thành một lực “siêu mạnh” cho các đầu giác hút, bám dính tốt vào vật. Từ đó, giúp giác hút giữ, di chuyển, nâng hạ sản phẩm một cách hiệu quả và linh hoạt.
Công thức: F=AxP được sử dụng để tính lực của núm hút.
Trong đó:
- F: lực
- A: là diện tích tiếp xúc (kích thước bề mặt núm hút)
- P: áp suất.
Đây là công thức quan trọng mà các kỹ sư sử dụng để tính toán kích thước chính xác cho núm hút thực tế. Ngoài ra, bạn có thể nhờ sự tư vấn từ các nhà bán giác hút chân không để lựa chọn chính xác nhất.
4. Ứng dụng của giác hút chân không là gì?
Như có nhắc đến từ đầu bài viết, giác hút chân không khí nén có tác dụng trong việc hút, giữ và di chuyển vật. Vậy thực tế, tác dụng của giác hút chân không là gì?
Rất nhiều nhà máy sản xuất ở nhiều lĩnh vực khác nhau sử dụng giác hút chân không công nghiệp trong dây chuyền sản xuất tự động của mình. HCTECH xin giới thiệu chi tiết hơn về một số lĩnh vực cụ thể.
4.1. Trong đóng gói sản phẩm
Tác dụng của giác hút chân không giúp giữ và di chuyển sản phẩm bánh kẹo để đóng gói
- Giác hút chân không khí nén hỗ trợ việc gắp nhả sản phẩm trong quy trình đóng gói.
- Bộ giác hút chân không công nghiệp sẽ hút, giữ sản phẩm từ khu vực thành phẩm đưa vào khu vực đóng gói (thùng, hộp,…).
- Bên cạnh đó, giác hút cũng giúp giữ và di chuyển, sắp xếp các thùng hàng, giúp tiết kiệm chi phí và nhân công.
- Từng loại sản phẩm cần đóng gói khác nhau sẽ lựa chọn loại giác hút phù hợp.
Bơm chân không khí nén là loại bơm dùng để kết hợp với cốc hút chân không. Ứng dụng này không sử dụng các loại bơm khác như: máy bơm hút chân không khô, bơm vòng dầu, bơm trục vít,…
4.2. Sản xuất và gia công kính
Giác hút giúp thao tác trên các tấm kính được dễ dàng và an toàn
- Giác hút chân không giữ các sản phẩm kính, thủ tinh trong quá trình sản xuất và gia công.
- Với đặc trưng về sự bám dính, bề mặt an toàn giúp việc gia công nhanh chóng, chính xác mà không gây ra các hư hỏng bề mặt.
4.3. Sản xuất thiết bị điện tử
Giác hút sử dụng trong nhà máy sản xuất điện tử
- Các linh kiện trong sản xuất điện tử có kích thước nhỏ và đòi hỏi thao tác cực kỳ chính xác. Giác hút chân không đáp ứng các yêu cầu trong lĩnh vực này.
- Tác dụng của giác hút chân không khí nén trong việc hút giữ, di chuyển linh kiện trong sản xuất, lắp ghép.
4.4. Sản xuất kim loại và tấm kim loại
Giác hút chân không có khả năng hút giữ các tấm kim loại siêu mỏng
Thực hiện thao tác với kim loại, tấm kim loại cực kỳ khó khăn với con người và cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Tác dụng của giác hút chân không khí nén được các nhà sản xuất ứng dụng vào lĩnh vực này.
- Giữ và di chuyển các tấm kim loại từ siêu mỏng đến nặng và lớn
- Tạo hình kim loại, uốn, khoan, cắt…
- Dập kim loại
- Lắp ráp các bộ phận.
>> Xem thêm: TOP 5 giác hút chân không VMECA ưa chuộng nhất
5. Mua giác hút chân không ở đâu?
Bạn có thể dễ dàng tìm mua giác hút chân không tại nhiều đơn vị trên khắp cả nước với giá thành hợp lý và chất lượng tốt. Nên chọn nhà bán giác hút chân không khí nén uy tín và có chuyên môn trong lĩnh vực để được tư vấn chuyên sâu và có chính sách bán hàng tốt nhất.
Bạn có thể mua giác hút chân không tại một số địa chỉ sau:
(1)- Công ty TNHH Thương mại kỹ thuật điện Đại Hòa Phú
Địa chỉ: 160A Trường Chinh, KP6, P. Tân Hưng Thuận, Q.12, TPHCM
Liên hệ: 0942986236 – 0976424604
Email: admin@daihoaphu.vn
Website: https://daihoaphu.vn/
(2)- Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp Gia Phú
Đia chỉ: 587 Minh Khai, P. Vĩnh Tuy, Q.Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
Hotline: 0985.352.995
EMAIL: thietbicongnghiepgiaphu@gmail.com
(3)- Công ty TNHH Taizen
Địa chỉ: Số 61 Nguyễn Văn Giáp, Phường Cầu Diễn, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 0356 298 348 – 0888 822 966
Website: https://linhkiennhamay.com
(4)- Công ty TNHH Kỹ thuật GE
Địa chỉ: Tòa nhà Sinh Plaza, Số 18 Đức Diễn, Phường Phúc Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
HOTLINE: 0965 769 955 – 0974 064 299
Email: sales@getechnology.com.vn;
Email: getechnology.com.vn
(5)- Công ty TNHH thương mại và công nghệ HC Việt Nam
Địa chỉ: Số 5B, ngách 15/2 An Dương Vương, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội
HOTLINE: 0904 643 816 – 0902 176 051
Email: info@hctechco.con
Website: hctechco.com
Ngoài ra, một số trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,… có bán sản phẩm này. Bạn có thể tham khảo giá cả, review từ khách hàng đã mua để có lựa chọn sáng suốt nhất.
Bạn có thể mua giác hút chân không khí nén mini tại các sàn TMĐT
Trên đây là các thông tin giải thích về khái niệm giác hút chân không là gì? Hy vọng qua bài viết này, bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm cấu tạo của giác hút chân không, nguyên lý giác hút chân không khí nén và những ứng dụng thực tế của chúng. Từ đó lựa chọn thiết bị thích hợp cho hoạt động sản xuất của mình.
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.