Hóa Hơi Là Gì? Đặc Điểm Và Ứng Dụng Của Dàn Hóa Hơi

Hóa hơi là phương pháp sử dụng để thu được tinh chất từ quá trình thay đổi trạng thái của hợp chất, giúp chúng ta thu được tinh chất tốt nhất. Cùng HCTECH tìm hiểu hóa hơi là gì? Các kiến thức liên quan đến hóa hơi qua bài viết sau.

1. Hóa hơi là gì ?

Hóa hơi một chất là sự chuyển đổi từ thể lỏng sang thể khí hay còn gọi là trạng thái của chất dưới mức nhiệt độ giới hạn. Hóa hơi diễn ra khi hỗn hợp ở trong mức nhiệt độ sôi tại một nhiệt độ nhất định. Như vậy chúng ta có thể thấy, cơ bản của hóa hơi để thu được tinh chất của hỗn hợp ở một nhiệt độ nhất định.

Khái niệm hóa hơi là gì

Thế nào là sự hóa hơi?

Hóa hơi bằng chân không là phương pháp hóa hơi sử dụng áp suất chân không. Nhờ áp suất chân không, điểm sôi và nhiệt độ bay hơi của các chất giảm xuống thấp. Nhờ vậy, hóa hơi chân không giúp thu được các chất hóa hơi cần nhiệt độ thấp, bảo toàn đặc tính riêng của chất. Hóa hơi chân không ứng dụng đa dạng về các ngành nghề, chất khác nhau tại nhiều doanh nghiệp.

2. Các phương pháp hóa hơi

Có hai phương pháp hóa hơi phổ biến nhất hiện nay đó chính là: Bay hơi và Sôi.

2.1. Bay hơi

Bay hơi là một hiện tượng bề mặt (diễn ra trên bề mặt của dung dịch), trong khi sôi là hiện tượng khối. Sự bay hơi là sự chuyển thể từ thể lỏng sang hơi (trạng thái của chất dưới nhiệt độ tới hạn) xảy ra ở nhiệt độ dưới nhiệt độ sôi ở áp suất nhất định. Sự bay hơi xảy ra trên bề mặt. Sự bay hơi chỉ xảy ra khi áp suất riêng phần của hơi của một chất nhỏ hơn áp suất hơi cân bằng.

Hình ảnh mô tả sự bay hơi

Bay hơi diễn ra trên bề mặt của dung dịch

2.2. Sôi

Đun sôi cũng là một giai đoạn chuyển từ thể lỏng sang thể khí, nhưng sự sôi là sự hình thành hơi dưới dạng bọt khí bên dưới bề mặt chất lỏng. Đun sôi xảy ra khi áp suất hơi cân bằng của chất lớn hơn hoặc bằng áp suất môi trường. Nhiệt độ xảy ra sự sôi là nhiệt độ sôi hoặc điểm sôi. Nhiệt độ sôi thay đổi theo áp suất của môi trường.

Mô tả hiện tượng hóa hơi là sôi

Sự sôi khiến chất lỏng chuyển sang thể khí

3. Phân biệt hóa hơi, bay hơi và thăng hoa

Hóa hơi, bay hơi và thăng hoa là những khái niệm khó phân biệt. Dưới đây là điểm phân biệt 3 khái niệm này:

Bay hơi (bốc hơi) Thăng hoa Hóa hơi
+ Chuyển trạng thái vật chất hay nguyên tố từ thể lỏng sang hơi.

+ Là một dạng hóa hơi của chất lỏng trên bề mặt.

+ Chuyển trạng thái từ thể rắn sang dạng thể khí (bỏ qua trạng thái dạng lỏng) + Sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi.

+ Có hai loại hóa hơi: bay hơi và sôi.

Mô tả sự chuyển hóa các dạng chất

Mô tả sự chuyển thể của chất

>> Xem thêm: Kiến thức về cô đặc chân không và thiết bị cô đặc

4. Tìm hiểu về dàn hóa hơi

Dàn hóa hơi là loại thiết bị chuyên dùng cho việc chuyển đổi từ dạng khí hóa lỏng sang dạng khí. Thiết bị này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp khác nhau: dược phẩm, thực phẩm, hóa chất, sản xuất điện,…

4.1. Cấu tạo dàn hóa hơi

Cấu tạo chính của dàn hóa hơi bao gồm: bề mặt trao đổi nhiệt, tấm bọc và hệ thống bơm.

– Bề mặt trao đổi nhiệt: nơi nhiệt độ và hơi nước truyền qua giữa 2 chất lỏng khác nhau.

– Tấm bọc: các tấm kim loại được bọc lại để tạo thành thiết bị trao đổi nhiệt.

– Hệ thống bơm: có nhiệm vụ bơm chất lỏng qua bề mặt trao đổi nhiệt.

4.2. Các dàn hóa hơi được sản xuất từ vật liệu nào?

Như chúng ta có thể thấy các vật liệu có thường được sử dụng là các loại dụng cụ bằng kim loại như:

  • Nhôm hợp kim được đúc liền với các phần cánh tản nhiệt
  • Lõi bên trong của ống inox đúc

Các vật liệu được đúc liền với cánh tản nhiệt, tạo ra được khung rất cứng và các ống inox.

Hình ảnh thực tế của dàn hóa hơi

Hình ảnh thực tế của một dàn hóa hơi

4.3. Ứng dụng của dàn hóa hơi

Dàn hóa hơi được sử dụng cho các ứng dụng:

  • Chưng cất: Dàn hóa hơi dùng để chưng cất chất lỏng, tách các thành phần trong chất lỏng ra các sản phẩm tinh khiết.
  • Làm mát: Thông qua trao đổi nhiệt với nước để sử dụng để làm mát các thiết bị và quá trình sản xuất.
  • Hơi hóa: Sử dụng để hơi hóa các chất lỏng thành hơi và đưa khí vào quá trình sản xuất.
  • Tái chế: Dàn hóa hơi cũng có thể được sử dụng để tái chế các chất lỏng và khí trong quá trình sản xuất.

Dưới đây là những ứng dụng của dàn hóa hơi trong các lĩnh vực cụ thể:

  • Sử dụng hóa hơi trong chiết nạp khí tinh khiết, các loại khí công nghiệp, khí dùng trong y tế như: Oxy, Nito, Ag, Co2
  • Sử dụng dàn hóa hơi trong các nhà máy, các đơn vị y tế. Tùy theo mức độ sử dụng của khách hàng mà có những hệ thống hóa hơi khác nhau và kích cỡ của dàn hóa hơi cũng khác nhau, tương ứng với từng ứng dụng của khách hàng.
  • Ứng dụng trong hệ thống bơm nén lỏng cao áp từ những đường lỏng ra bồn chứa.
  • Lắp đặt trong các hệ thống dự phòng.
  • Các dàn bay hơi nhỏ được lắp đặt trong tủ lạnh, máy lạnh, máy làm mát,…..
  • Ứng dụng thổi khí etc.

Ứng dụng của dàn hóa hơi

Ứng dụng của hệ thống hóa hơi trong công nghiệp

4.4. Yếu tố có thể ảnh hưởng lưu lượng dàn hóa hơi

Khi làm việc chúng ta cần nắm được các nhược điểm của sản phẩm chúng ta đang dùng, nhằm khắc phục các tình trạng và có những phương án thật tốt để làm việc.

Trong việc hóa hơi có 3 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thay đổi lưu lượng của dàn bay hơi:

  • Yếu tố về thời gian vận hành thiết bị liên tục
  • Loại khí
  • Các yếu tố môi trường làm việc hay nhiệt độ môi trường.

Để hệ thống dàn hóa hơi làm việc hiệu quả thì yêu cầu cần phải đưa vào các yếu tố trên một hệ số để điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.

Trên đây là những thông tin về khái niệm hóa hơi là gì, cấu tạo và ứng dụng của dàn hóa hơi mà hctech tổng hợp được. Hy vọng bài viết hữu ích đến bạn! Theo dõi thêm website hctechco.com để có thêm các kiến thức hữu ích khác.

BÌNH LUẬN FACEBOOK

Trả lời

0904 643 816