Bơm Chân Không Trong Máy Hút Bột Chân Không Sản Xuất Bún

Ngày nay, chân không được nghiên cứu và ứng dụng vào quy trình vắt bột (làm khô bột) trong sản xuất mì gạo, bún. Máy hút bột chân không hay máy vắt bột chân không giúp đem lại nhiều giá trị cao cho sản xuất. Tham khảo chi tiết hơn về ứng dụng này trong bài viết dưới đây.

1. Quy trình sản xuất bún cơ bản

Quy trình sản xuất bún tươi

Quy trình sản xuất bún tươi

Hiện nay, các xưởng sản xuất bún thực hiện quy trình cơ bản gồm các bước sau.

Nguyên liệu: gạo tẻ đảm bảo chất lượng, không mốc, không có sâu mọt. Gạo được làm sạch trước khi đưa vào sản xuất.

Bước 1: Ngâm gạo

Nguyên liệu làm sạch được ngâm trong nước sạch khoảng 3 giờ. Gạo hút một lượng nước nhất định để mềm hơn và xay bột mịn và dẻo hơn.

Bước 2: Xay bột (Nghiền ướt)

Gạo được xay (nghiền) cùng với lượng nước vừa đủ, tạo thành dạng dịch bột trắng. Bột được mịn, dễ tạo hình, dễ chín và tăng độ dai cho bún thành phẩm.

Bước 3: Loại bỏ nước

Đây là quá trình chuyển dung dịch bột gạo loãng sau khi nghiền thành dạng bột ẩm, có thể nắn được thành cục. Máy hút bột chân không (máy vắt bột làm bún) được ứng dụng cho quá trình loại bỏ nước này.

Bước 4: Hồ hóa

Một nửa khối bột được làm ráo được cho vào nồi nước đang sôi với lượng nước sôi bằng với lượng bột cho vào.

Bột được nấu, khuấy đều liên tục để nấu kỹ. Bước này sẽ cho ra dịch bột được hồ hóa hoàn toàn (dịch bột đặc, dẻo và trong hơn).

Bước 5: Phối trộn

Dịch bột được hồ hóa và làm nguội, sau đó trộn với nửa lượng bột còn lại bằng máy khuấy hoặc bằng tay.

Giai đoạn này, có thể sử dụng một số chất phụ gia được BỘ Y TẾ cấp phép để giúp tăng thời gian bảo quản, sản phẩm trắng và dai hơn.

Bước 6: Tạo hình

Khối bột sau khi phối trộn vào khuôn bún. Dùng lực ép xuống để các sợi bột đi qua lỗ lưới, tạo thành sợi tinh bột.

Bước 7: Nấu

Khuôn tạo hình ở bước 6 được đặt trên một nồi nước đang sôi để sợi bột sau khi qua lỗ lưới của khuôn được nhúng ngay vào nồi nước sôi. 

Khuấy tròn nước trong nồi theo một chiều trong lúc nấu để các sợi bún rối và dính vào nhau. Nấu trong vòng 1 phút. 

Trong nước sôi, các sợi bún tách rời nhau, làm chín tinh bột và ổn định cấu trúc sợi.

Bước 8: Làm nguội

Sợi bún sau khi nấu được vớt ra và làm nguội ngay bằng nước nguội sạch. Quá trình thực hiện nhanh, nhằm ngăn chặn hiện tượng hồ hoá tiếp tục của sợi bún.

Sau khi làm nguội và làm ráo, ta thu được bún tươi thành phẩm.

2. Ưu điểm của việc ứng dụng chân không trong sản xuất bột, làm bún

Ứng dụng máy hút bột chân không làm bột

Máy hút bột chân không giúp tăng năng suất, chất lượng bột

Ở bước làm khô bột, người ta thường dùng phương pháp chèn đá làm khô (quy mô nhỏ) hay dùng máy vắt dạng ly tâm. Các phương pháp thủ công không đảm bảo được tốt nhất về chất lượng và số lượng bột.

Việc ứng dụng máy vắt bột chân không vào quy trình sản xuất giúp đem lại nhiều điểm sáng:

  • Sản lượng và chất lượng bột làm ra nâng lên rõ rệt. 
  • Đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Giảm chi phí trong sản xuất 

Không chỉ đem lại hiệu quả cho ứng dụng sản xuất bún tươi, máy tách bột chân không cũng đem lại những lợi ích tuyệt vời cho các đơn vị chuyên sản xuất bột, tinh bột. Nhiều địa phương đã mạnh dạn đầu tư máy hút chân không cho sản xuất bột đáp ứng yêu cầu đối tác, tăng năng suất và chất lượng.

3. Cấu tạo và nguyên lý của máy hút bột chân không

3.1. Cấu tạo

Cấu tạo của máy làm khô bột bằng chân không

Cấu tạo của máy làm khô bột bằng chân không

Cấu tạo cơ bản của máy bao gồm 2 bộ phận chính:

– Thùng quay: với cấu tạo buồng kín bên trong và màng lưới lọc bột bên ngoài  

– Bộ phận tách và thu bột

– Máy bơm hút chân không.

3.2. Nguyên lý vận hành

Nguyên lý hoạt động của chiếc máy này là sau khi gạo được xay ra thành bột loãng thì bột sẽ được dẫn qua máy. Máy bơm hút chân không thực hiện hút, loại bỏ khí và tạo chân không cho buồng kín bên trong thùng quay. 

Thùng quay chuyển động quay liên tục. Lực hút chân không làm cho bột không khô, loại bỏ hơi nước. Phần bột được bám bên ngoài màng lưới lọc. 

Phần bột được hút khô đến bộ phận tách và thu bột để cho ra thành phẩm.

Hiện máy hút chân không được thiết kế ở nhiều mức công suất khác đáp ứng từng quy mô của các cơ sở sản xuất. Công suất cao cùng thời gian nhanh chóng, dễ vận hành, giúp giảm đáng kể về thời gian và lao động cho cơ sở sản xuất.

3.3. Video mô tả

Để bạn đọc dễ hình dung hơn về cấu tạo và nguyên lý vận hành của máy tách bột chân không, mời bạn theo dõi thêm video dưới đây:

Mô tả cấu tạo và nguyên lý vận hành máy vắt bột chân không

4. Nên sử dụng máy bơm hút chân không nào?

Bơm hút chân không vòng nước cho ứng dụng

Máy bơm hút chân không vòng nước 2 cấp thường sử dụng cho máy tách bột chân không

Máy bơm hút chân không vòng nước 2 cấp là loại thiết bị thích hợp nhất với ứng dụng vắt bột chân không. Bơm có khả năng hút chân không tốt, làm việc được trong môi trường có hơi nước. Do đó, dòng bơm này đã được sử dụng rộng rãi tại nhiều cơ sở, hộ gia đình sản xuất bún tươi – bún khô hay bột gạo.

Hiện nay trên thị trường có đa dạng sản phẩm bơm vòng nước từ hãng Shinko Seiki, Busch, Hanchang, EVP… Các model cũng đa dạng thông số đáp ứng yêu cầu của từng quy mô sản xuất.

Bạn đang quan tâm đến máy bơm hút chân không vòng nước cho máy hút bột chân không, liên hệ HCTECH để tư vấn và báo giá nhanh nhất:

Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ HC Việt Nam

Địa chỉ: số 5B, ngách 15/2 An Dương Vương, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

HOTLINE: 0904.643.816 – 0902.176.051

EMAIL: info@hctechco.com

Có thể bạn quan tâm:

BÌNH LUẬN FACEBOOK

Trả lời

0904 643 816