Áp Suất Khí Quyển Là Bao Nhiêu? Công Thức Tính

Áp suất khí quyển (áp suất không khí) là đại lượng được nhiều người quan tâm. Các câu hỏi như: áp suất khí quyển là bao nhiêu? công thức tính thế nào? có lượt tìm kiếm nhiều mỗi ngày. Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết của HCTECH dưới đây nhé!

1. Áp suất khí quyển bằng bao nhiêu

Áp suất khí quyển là độ lớn của áp lực trong bầu khí quyển Trái Đất (hay của một hành tinh khác, ngôi sao khác) trên một đơn vị diện tích (wikipedia).

  • Áp suất khí quyển bằng 1 atmosphere (atm) – đây là giá trị phổ biến của bầu khí quyển tiêu chuẩn).
  • Áp suất khí quyển bằng áp suất của thủy ngân trong ống Tôrixenli, do đó người ta thường dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển. Áp suất khí quyển tiêu chuẩn bằng 760mmHg.

Câu hỏi về giá trị của áp suất khí quyển

Áp suất không khí là bao nhiêu?

2. Công thức tính áp suất khí quyển chính xác

Áp suất khí quyển được tính bằng áp suất của cột thủy ngân trong ống Torixenli (Tô-ri-xe-li). Thực hiện đo áp suất khí quyển với ống Tô-ri-xe-li bằng 3 bước sau:

Bước 1: Lấy một ống thuỷ tinh một đầu kín dài khoảng 1m, đổ đầy thuỷ ngân vào.

Bước 2: Dùng ngón tay bịt miệng ống lại, sau đó quay ngược ống xuống.

Bước 3: Nhúng chìm miệng ống vào một chậu đựng thuỷ ngân rồi bỏ ngón tay bịt miệng ống ra. Thuỷ ngân trong ống tụt xuống, còn lại khoảng hHG nào đó tính từ mặt thoáng của thuỷ ngân trong chậu.

Tính giá trị của áp suất cột thủy ngân để đưa ra giá trị của áp suất khí quyển.

Áp suất khí quyển được tính theo công thức:

pkk= dHg .hHg

Trong đó:

+ pkk: áp suất của khí quyển (Đơn vị: Pa).

+ dHg: là trọng lượng riêng của thuỷ ngân (dHg= 136000 N/m3)

+ hHg: chiều cao của cột thuỷ ngân trong ống Tô-ri-xe-li (tính từ mặt thoáng thuỷ ngân trong chậu) (đơn vị đo: m).

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các đơn vị áp suất, đơn vị chiều cao khác để tính toán bằng cách quy đổi tương đương để đưa ra giá trị theo công thức.

Từ công thức tính áp suất khí quyển, người ta cũng có thể đánh giá được sự tăng – giảm của khí quyển thông qua sự thay đổi của chiều cao cột thủy ngân.

Áp lực của số lượng phân tử không khí trên một bề mặt xác định áp suất không khí.

  • Khi số lượng phân tử tăng lên, chúng tạo ra áp lực lớn hơn trên bề mặt. Do đó, áp suất khí quyển tăng lên.
  • Ngược lại, khi số lượng phân tử giảm, áp suất khí quyển cũng giảm theo. 

3. Áp suất không khí trên đơn vị diện tích

Áp suất khí quyển là độ lớn của áp lực gây ra bởi trọng lượng không khí. Có thể hiểu, bầu khí quyển của trái đất phía trên chúng ta gây ra một áp lực phương thẳng đứng lên một vật đặt trong bầu khí quyển; hoặc một bề mặt bị ép. 

Công thức tính áp suất khí quyển trong trường hợp này là: P = F/S

Cụ thể, trong đó:

P: Ký hiệu riêng của áp suất khí quyển. Thường là các đơn vị: N/m2, Pa, Psi, Bar hay mmHg.
F: Ký hiệu cho lực tác động lên trên bề mặt ép (Đơn vị: N- Newton)
S: Ký hiệu cho diện tích của bề mặt bị ép (Đơn vị: mét vuông – m2).

Công thức tính áp suất khí quyển

Công thức tính áp suất khí quyển lên bề mặt ép

4. Đơn vị đo của áp suất khí quyển

Đơn vị của áp suất khí quyển là atm hoặc đơn vị mmHg. Đây là hai đơn vị thông dụng nhất hay sử dụng cho áp suất khí quyển. Ngoài ra, chúng ta có thể quy đổi sang bất kỳ đơn vị đo áp suất nào khác.

Các giá trị áp suất khí quyển quy đổi từ atm:

1 atmosphere (1 atm) = 0.1 Mpa

1 atm = 1.01 bar

1 atm = 1.03 kg/cm2

1 atm = 1013.25 mbar 

1 atm = 10.33 mH20

1 atm = 760 mmHg

1 atm = 14.7 psi

>> Xem thêm: Atm là đơn vị gì?

5. Tại sao có áp suất khí quyển?

Như chúng ta đã biết, Trái Đât được bao bọc bởi một lớp không khí dày hàng ngàn km – được gọi là lớp khí quyển. Không khí có trọng lượng nên Trái Đất và tất cả các vật đặt trên Trái Đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao quanh. Áp suất này được gọi là áp suất khí quyển.

Áp suất khí quyển tác động lên mọi phương hướng và chúng phụ thuộc nhiều vào áp suất không khí.

Nguyên nhân gây ra áp suất khí quyển

Lớp không khí bao quanh Trái Đất là nguyên nhân gây nên áp suất khí quyển

6. 4 yếu tố ảnh hưởng đến áp suất trong khí quyển

Trong thực tế, áp suất khí quyển hiếm khi chính xác (mang tính chất tương đối). Bởi, áp suất khí quyển thay đổi theo một vài yếu tố. Các yếu tố ảnh hưởng đến áp suất  khí quyển có thể khiến giá trị này tăng lên hoặc giảm đi. 

Cùng tìm hiểu 4 yếu tố chính, có sự ảnh hưởng đến giá trị áp suất khí quyển bằng bao nhiêu nhé.

6.1. Độ cao

Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao càng tăng? Càng lên cao, không khí càng loãng, ít phân tử không khí và áp suất khí quyển càng giảm.

Do có ít phân tử trên bề mặt độ cao 50km so với bè mặt 12km. Do đó, áp suất khí quyển thấp hơn tại độ cao 50km.

Độ cao ảnh hưởng đến áp suất khí quyển

Ở một vị trí gần mặt đất, trọng lượng của một cột không khí có bề dày 80m cho giá trị áp suất khí quyển bằng 10hPa.

Nhưng ở vị trí cao (cách xa mặt đất), khối lượng riêng của khí quyển giảm và áp suất khí quyển giảm. Bởi vậy, cùng áp suất khí quyển 10hPa thì cột không khí phải có bề dày 250m (độ cao 10.000m).

Nhiều nhà leo núi thường sử dụng oxy đóng chai khi leo lên các đỉnh núi cao. Họ cần có thời gian để làm quen với độ cao và mức áp suất tại đây. Khi áp suất giảm, lượng oxy có sẵn để thở cũng giảm.

Chênh lệch áp suất gây ù tai khi đi máy bay

Khi máy bay cất cánh, áp suất không khí đột ngột giảm, khiến nhiều người ù tai và khó chịu

Công thức tính áp suất khí quyển theo độ cao

Có khá nhiều bạn đọc muốn tìm hiểu về cách tính hoặc công thức tính áp suất khí quyển theo độ cao. Thực tế, áp suất khí quyển ở từng độ cao sẽ được tính bằng áp suất khí quyển tại mặt đất trừ đi mức áp suất chênh lệch theo độ cao.

P = P0ΔP

Trong đó:

P: Áp suất khí quyển tại độ cao x mét

P0: Áp suất khí quyển tại mặt đất (P0 = 760 mmHg)

ΔP: Chênh lệch áp suất khi lên độ cao x mét.

Theo dõi ví dụ để hiểu hơn về công thức này nhé.

Ví dụ: Áp suất khí quyển tại mặt đất là 760 mmHg. Tính áp suất khí quyển tại một đỉnh núi cao 1200 m, biết rằng cứ lên cao 12 m thì áp suất khí quyển giảm 1 mmHg.

Trả lời:

Ta có: 1200 : 12 = 100.

Vì cứ lên cao 12 m thì áp suất khí quyển giảm 1 mmHg nên khi lên cao 1200 m thì áp suất giảm: ΔP = 1.100 = 100 mmHg.

Áp dụng công thức, ta có áp suất khí quyển tại đỉnh núi cao 1200 m là:

P = P0 – ΔP = 760 – 100 = 660 (mmHg).

6.2. Thời tiết

Áp suất cũng có sự phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Áp suất trong những ngày mưa sẽ thấp hơn so với áp suất những ngày nắng.

  • Khi một hệ thống áp suất thấp di chuyển đến một khu vực, nó thường dẫn đến hiện tượng mây mù, gió và mưa.
  • Hệ thống áp suất cao di chuyển đến thì thường là thời tiết nắng ráo, êm đềm.

6.3. Nhiệt độ

Nhiệt độ có ảnh hưởng đến áp suất không khi

  • Khi nhiệt độ tăng, không khí nở ra, dẫn đến mật độ của nó giảm. Mật độ phân tử giảm dẫn đến áp suất thấp.
  • Ngược lại, mật độ không khí tăng lên khi nhiệt độ thấp tạo ra mức áp suất cao.

6.4. Không đồng đều ở các khu vực khác nhau

Có một sự thật cho lời giải đáp áp suất khí quyển là bao nhiêu? đó là áp suất trong khí quyển không đồng đều trên khắp hành tinh. Nguyên nhân do gia nhiệt không đồng đều trên bề mặt của Trái Đất và lực dốc áp suất.

  • Giá trị áp suất khí quyển cao nhất bằng 1083.8MB, đo tại Agata, Siberia ngày 31/12/1968.
  • Giá trị thấp nhất từng đo được 870MB tại Thái Bình Dương, ghi nhận ngày 12/10/1979.

 

Trên đây là lời giải đáp áp suất khí quyển là bao nhiêu? Công thức tính toán và 3 yếu tố ảnh hưởng đến giá trị áp suất của khí quyển. Mong rằng, các thông tin trên trên của HCTECHCO giúp ích cho bạn đọc trong học tập và ứng dụng đời sống, sản xuất.

Có thể bạn quan tâm:

BÌNH LUẬN FACEBOOK

Trả lời

0904 643 816