Đơn Vị mmHg Là Gì? Hướng Dẫn Quy Đổi Chính Xác

Đơn vị mmhg là một trong các đơn vị đo áp suất thường sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu ý nghĩa đơn vị mmhg là gì? Cách quy đổi đơn vị như thế nào? Cùng HCTECH tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.

1. Đơn vị mmHg là gì?

mmHg (hay milimet thủy ngân) là đơn vị đo áp suất được hiểu là áp suất chính xác được tạo ra bởi một cột thủy ngân cao một milimet. Hiện được xác định là chính xác 133.322387415 pascal.

Đơn vị milimet thủy ngân là gì

Đơn vị mmHg được gọi là milimet thủy ngân

Ký hiệu: mmHg hoặc mm Hg.

Đơn vị milimet thủy ngân không thuộc đơn vị SI. Tuy nhiên, đơn vị này có độ chính xác cao và vẫn đang được sử dụng đo lường trong nhiều lĩnh vực.

2. Lịch sử và ý nghĩa của đơn vị mmHg

Thủy ngân từ rất lâu đã được sử dụng trong việc đo lường áp suất. Từ thời Hy Lạp cổ đại, chúng được dùng để đo áp suất trong những ngôi đền của người Hy Lạp.

Áp kế thủy ngân đầu tiên được xây dựng vào năm 1963 bởi Evangelista Torricelli. Đây cũng được coi là loại đồng hồ đo áp suất chính xác đầu tiên.

Ý nghĩa: Đơn vị đo mmHg chỉ mức áp suất tác động ở đáy cột thủy ngân cao 1 milimet với mật độ chính xác là 13595.1 kg/m³ và gia tốc do trọng lực đạt chính xác là 9.80665 m/s2.

Ngày nay, áp kế thủy ngân ít được sử dụng do độc tính của thủy ngân. Ngoài ra, cột thủy ngân có độ nhạy với nhiệt độ và trọng lực cục bộ, không tiện lợi bằng các thiết bị hiện đại khác.

Lịch sử của đơn vị mmhg

Thủy ngân có độc tính, chúng ta cần hết sức cẩn thận khi sử dụng các dụng cụ có liên quan

3. Ứng dụng của đơn vị milimet thủy ngân

Đơn vị đo mmHg thường được sử dụng trong các lĩnh vực y học, hàng không, khí tượng và một số lĩnh vực khoa học khác.

Một số ứng dụng tiêu biểu có thể nhắc đến như: 

– Sử dụng trong nhiệt kế

– Đơn vị đo huyết áp

– Đơn vị sử dụng khi đặt ống động mạch phổi hoặc thông cơ khí

– Dùng để xác định áp lực nội nhãn, dịch não tủy, áp lực tiêm bắp,…

– Là đơn vị đo của áp kế, đồng hồ đo áp suất chân không

– …

Ứng dụng của đơn vị mmhg

 Đơn vị milimet thủy ngân sử dụng trong đo lường huyết áp cơ thể

>> Xem thêm: Đơn vị Pa là gì? Cách quy đổi đơn vị Pa

4. Cách quy đổi đơn vị mmHg

Đơn vị mmHg có thể dễ dàng quy đổi sang các đơn vị đo lường khác theo một tỷ lệ nhất định.

4.1. Đổi đơn vị mmHg qua hệ mét

Trong hệ mét, đơn vị milimet thủy ngân sẽ được quy đổi theo tỷ lệ sau:

1mmHg =  Quy đổi 
1.33×10-4  MPa (Megapascal)
1.33×10-3 Bar
1.33×10-3 kgf/cm2
0.13 kPa (Kilopascal)
1.33 hPa (Hectopascal)
1.33 mbar (Milibar)
13.6 kgf/m2
133.32  Pa (Pascal)
1.32×10-3 atm (atmosphere)
1 torr

4.2. Đơn vị hệ đo lường Anh/Mỹ

1mmHg =  Quy đổi 
1.93×10-5 ksi (Kilopound trên inch vuông)
0.02 psi (Pound trên inch vuông)
2.78 psf (Pound trên foot vuông )

4.3. Quy đổi đơn vị mmHg sang đơn vị nước

1mmHg =  Quy đổi 
0.01 mH2O (Mét cột nước)
1.36 cmH2O (Centimet cột nước)
0.04 ftH2O (Foot nước)
0.54 inH2O (Inch cột nước)

4.4. Đơn vị mmHg trong hệ đơn vị thủy ngân

1mmHg =  Quy đổi 
0.04  inHg (Inch cột thủy ngân)
0.1  cmHg (Centimet cột thủy ngân)
1 mmHg (Milimét cột thủy ngân )

5. Huyết áp cơ thể người bằng bao nhiêu mmHg

Như đã nhắc ở phần ứng dụng, đơn vị milimet thủy ngân sử dụng để đo lường huyết áp cơ thể người. Trong thực tế, huyết áp có giá trị không giống nhau ở người khỏe mạnh và những người mắc bệnh.

– Người bình thường: huyết áp ở mức 120/80mmHg

– Cao hơn mức bình thường, cơ thể đang bị cao huyết áp

– Thấp hơn mức bình thường, cơ thể đang bị hạ huyết áp.

Tình trạng cao huyết áp hay hạ huyết áp đề có thể gây ra những triệu chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Máy đo huyết áp là dụng cụ sử dụng để đo lường chỉ số huyết áp của cơ thể. Và tất nhiên, đơn vị mmHg sẽ là đơn vị quan trọng cho thiết bị đo huyết áp này.

Trên đây là thông tin chi tiết về đơn vị mmHg (milimet thủy ngân). Với những thông tin ở trên, chắc hẳn bạn đã có thêm các kiến thức hữu ích và ứng dụng đơn vị milimet thủy ngân chính xác nhất. 

Theo dõi thêm các bài viết hữu ích khác tại website hctechco.com. Xin cảm ơn!

Có thể bạn quan tâm: Đơn vị bar là gì?

BÌNH LUẬN FACEBOOK

Trả lời

0904 643 816