1 Thi Công Hệ Thống Khí Y Tế Và Những Điều Cần Biết - HCTECH Thi Công Hệ Thống Khí Y Tế Và Những Điều Cần Biết

Thi Công Hệ Thống Khí Y Tế Và Những Điều Cần Biết

Thi công hệ thống khí y tế là công việc quan trọng trong xây dựng và vận hành các bệnh viện, trung tâm y tế. Khái niệm, vai trò, thành phần và các tiêu chuẩn trong thi công lắp đặt hệ thống khí trung tâm y tế ra sao? Cùng HCTECH tìm hiểu đầy đủ qua bài viết dưới đây nhé!

1. Hệ thống khí y tế là gì?

Hệ thống khí y tế là hệ thống phân phối các loại khí y tế. Bao gồm nguồn cấp, hệ thống đường ống dẫn đến nơi sử dụng các thiết bị ngoại vi.

Hệ thống khí y tế trong tiếng anh là Medical Gas Pipeline System.

Hệ thống khí y tế

Khu vực phòng hệ thống khí của bệnh viện

2. Những loại khí cơ bản của một hệ thống khí y tế

  • Khí oxy trung tâm 

Hệ thống này được sử dụng cho bệnh nhân thở. Bao gồm khí oxy lỏng hóa hơi, trung tâm oxy chai dự phòng.

  • Khí nén y tế

Khí nén 4 bar phục vụ công việc chạy máy móc và các thiết bị của bệnh viện.

Khí nén phòng mổ 7bar

  • Khí mê N20 trung tâm: sử dụng cho việc gây mê.
  • Khí Cacbonic (CO2): Nguồn khí CO2 được sử dụng chủ yếu cho công tác phẫu thuật xâm lấn.
  • Hệ thống hút chân không y tế trung tâm: Sử dụng để hút dịch, phục vụ các thiết bị nha khoa, vệ sinh dụng cụ y tế.
  • Hệ thống khí thải phòng mổ
  • Khí Nito (N2): Hệ thống khí y tế bao gồm N2 được sử dụng như một chất làm lạnh, phục vụ việc gây tê lạnh hay phẫu thuật lạnh.

3. Vai trò của hệ thống khí y tế 

Hệ thống khí y tế có vai trò quan trọng cho khám chữa bệnh

Hệ thống khí phục vụ cho phòng mổ

Hệ thống khí y tế trung tâm phục vụ cho hầu hết các hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện:

  • Phục vụ phòng mổ
  • Vận hành các thiết bị, máy móc của bệnh viện
  • Vệ sinh thiết bị
  • Xử lý các chất thải bệnh viện

Các hệ thống khí y tế hiện nay được thiết kế và thi công chắc chắn, hiệu quả cao và dễ sử dụng. Chúng đem lại nhiều ưu điểm:

  • Thời gian lấy khí sử dụng nhanh, đặc biệt là khi cấp cứu cho bệnh nhân
  • Thuận lợi và dễ sử dụng (hệ thống kế nối sẵn với các thiết bị ngoại vi, không cần cờ lê, dụng cụ tháo lắp khác)
  • Cấp khí liên tục với nguồn khí trung tâm lớn, ổn định; có nguồn chính kết hợp với nguồn dự phòng
  • Đảm bảo vệ sinh và an toàn y tế.

3. Tiêu chuẩn thiết kế, thi công hệ thống khí y tế

Việc thi công hệ thống khí y tế cần dựa trên các thông số thiết kế: quy mô giường bệnh, các phòng và khoa chức năng,… Đồng thời, người thực hiện còn dựa vào các tiêu chuẩn sau:

  • Tiêu chuẩn thiết kế: HTM 2022 và HTM 02-01 Anh Quốc
  • Tiêu chuẩn an toàn về phòng cháy chữa cháy (PCCC): TCVN2622
  • Tiêu chuẩn chất lượng: EN ISO 9001, EN 1057,EN ISO 13485. EN 13348, FSC.
  • Tiêu chuẩn an toàn lao động: TCVN2287
  • Các tiêu chuẩn tham khảo của Mỹ NFPA 99, châu Âu ISO 7396-1, ISO 7396-2.

+ Các tiêu chuẩn của khoa phẫu thuật, các bệnh viện đa khoa: 52TCN-CTYT 0038:2005.

+ Tiêu chuẩn khoa chẩn đoán hình ảnh, bệnh viện đa khoa: 52TCN-CTYT 0040:2005.

+ Tiêu chuẩn khoa cấp cứu, chống độc, điều trị tích cực, bệnh viện đa khoa: 52TCN-CTYT 0039:2005.

  • Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống y tế cần sự kiểm duyệt chặt chẽ của Bộ y tế trong hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn TCVN 365-2007 Bệnh viện đa khoa.

4. 3 thành phần quan trọng trong thi công hệ thống khí y tế

4.1. Thiết bị đầu cuối và ngoại vi

Trụ khí

Trụ khí bệnh viện

Trụ khí

  • Trụ khí là tổ hợp những đầu kết nối giữa nguồn cấp khí y tế hay nguồn điện với các thiết bị sử dụng.
  • Mục đích sử dụng: Tổ hợp các đầu kết nối
  • Phạm vị sử dụng: Thường sử dụng cho phòng mổ.
  • Phân loại: trụ khí thông thường được chia làm 2 loại

Loại có tay: dễ dàng chuyển xoay vòng và lên xuống

Trụ khí cố định: có thể điều chỉnh được độ lên xuống cao thấp.

Ổ cấp khí gắn tường

Các ổ cấp khí gắn tường

Các kí hiệu màu sắc khác nhau đánh dấu nguồn cấp khí

Là một cụm các ổ cắm để kết nối nguồn khí y tế và thiết bị sử dụng.

  • Mục đích: Kết nối nguồn và thiết bị sử dụng
  • Phạm vi sử dụng: Phòng cấp cứu, tiền mê, điều trị, phòng mổ, hồi sức,..
  • Phân loại:

Theo kiểu liên kết với tường: có 2 loại lắp nổi trên tường và lắp âm tường.

Theo hình dáng ổ cắm liên kết: có 2 loại là đầu cắm khí nổi (hệ CPS) và đầu cắm khí chìm (hệ NSV.

Đặc điểm cơ bản:

  • Áp lực trung bình khoảng 3-5 bar
  • Với các đầu ra của khí cùng loại có hình dạng giống nhau
  • Sử dụng màu sắc và hình dạng để phân biệt các loại khí với nhau
  • Có van khóa tự động, kỹ thuật khớp nối nhanh
  • Đầu khí được thiết kế dạng 2 cấp kín. Trong trường hợp cấp thứ nhất được tháo ra, bảo dưỡng hay sửa chữa thì cấp thứ hai của đầu khí vẫn là kín hệ thống, không gây rò rỉ.

Dây dẫn khí y tế treo trần

Dây dẫn khí treo trần

Dây dẫn khí cũng có các màu khác nhau phân biệt loại khí

Là các đầu chờ của khí y tế được gắn trên trần, sử dụng để kết nối với các thiết bị sử dụng dây dẫn mềm. Chúng có các màu sắc khác nhau đại diện cho các loại khí khác nhau.

Đặc điểm:

  • Thành phần chính là dây dẫn khí dài 5m với van đầu ra. Vỏ bọc có màu sắc tương ứng để phân biệt loại khí.
  • Có thể điều chỉnh độ dài ngắn của dây dẫn
  • Van kiểm tra riêng biệt được cung cấp cho mỗi khí ra, cho phép sử dụng và bảo dưỡng mà không cần đóng ngắt các đầu chờ ra khác.

Hộp đầu giường

Hộp đầu giường tại khu điều trị

Là tổ hợp đầu chờ các nguồn cấp cho các thiết bị hỗ trợ tại giường bệnh: khí y tế, ổ điện, đèn, chuông gọi y tá, thẻ bệnh nhân,… Chúng liên kết với vách tường theo kiểu âm tường hoặc nổi lên bề mặt.

Thiết bị ngoại vi khác

Ngoài các thiết bị chính nói trên, hệ thống khí y tế trung tâm còn có các thiết bị ngoại vi khác như: Cốc làm ẩm, Bộ hút dịch, Đầu cắm nhanh, Giá đỡ đầu ra… 

4.2. Hệ thống đường dẫn và kiểm soát khu vực

Hệ thống ống dẫn khí

Hệ thống ống dẫn khí của bệnh viện

Hệ thống ống dẫn khí

  • Các đường ống cần tuân thủ tiêu chuẩn HTM 02-01 hoặc các tiêu chuẩn tương đương.
  • Vật liệu inox hoặc ống đồng, cút nối bằng đồng theo tiêu chuẩn BS EN 13348, đạt tiêu chuẩn an toàn của Châu Âu hay các tiêu chuẩn tương đương.
  • Độ dày ống đồng có tính đồng nhất với mạng lưới phân phối để chịu được áp lực cao..
  • Đường kính ống dẫn khí được thiết kế theo lưu lượng của từng khu vực. Trong thiết kế, thi công hệ thống khí y tế, đường kính ống được tính toán theo phương pháp tính suy hao áp lực theo tiêu chuẩn HTM 2022, HTM 02-01 hoặc tiêu chuẩn tương đương.
  • Về suy hao áp lực sẽ áp dụng theo TC HTM 02-01, độ suy hao áp lực cho phép tại điểm đầu cao cuối xa nhất của từng loại khí ở trong hệ thống không được phép lớn hơn 10% so với áp lực thiết kế.

Hệ thống kiểm soát và báo trung tâm

Hệ thống báo động trung tâm

Hệ thống kiểm soát trung tâm

Bộ báo động trung tâm gồm màn hình thể hiện các thông tin để theo dõi khí, báo hiệu và điều chỉnh.

Hệ thống hộp van các khu vực, báo động khu vực:

Hộp van khu vực 03 loại khí:

  • Hộp van khu vực kèm báo động khu vực cho 03 loại khí (O2, A4, V) bố trí cho nhánh cấp khí các khoa phòng quan trọng. 
  • Báo động bằng âm thanh và ánh sáng trong trường hợp xảy ra sự cố, có thể ngắt van khu vực từng khu trong trường hợp khẩn cấp mà không ảnh hưởng các tầng khác trong hệ thống.

Hộp van khu vực 05 loại khí:

  • Hộp van khu vực 05 loại khí (O2, CO2, A4, A7, V) được sử dụng cho các phòng chức năng và phòng mổ. 
  • Cho phép ngắt van khu vực cách ly từng khi không ảnh hưởng khu vực khác cùng hệ thống.

Van ngắt

  • Được đặt tại nhà trung tâm nén, hút và trung tâm khí o2, CO2,
  • Các van ngắt trên đường ống cho từng loại khí được đặt tại các nhánh ống dẫn vào phòng chức năng quan trọng của mỗi tầng để ngắt khí. Sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp hay bảo trì.

4.3. Hệ thống nguồn

Nguồn oxy

Nguồn oxy cung cấp khí O2 cho hệ thống. Bao gồm: bồn oxy lỏng, Bộ hóa hơi, Bộ điều áp và Trạm phân phối oxy.

Trong thi công hệ thống khí y tế, các thông số cần có gồm:

  • Dạng bình chứa, dung tích bình
  • Tỷ lệ hóa hơi tự nhiên/ngày
  • Lưu lượng dòng
  • Áp suất làm việc tối đa…

Nguồn cấp CO2

  • Bao gồm 4 thành phần: 
  • Bộ điều phối tự động lưu lượng, 
  • Bộ thanh góp nối với bình CO2, 
  • Giá đỡ cố định dàn thanh góp và bình CO2 
  • Dây nối cao áp bình CO2

Hệ thống máy nén khí

Hệ thống máy nén khí bao gồm máy sấy khô khí khén, máy sấy khí dạng hấp thụ, bộ lọc, điều khiển trung tâm, bình tích áp, bộ điều khiển.

Hệ thống hút chân không

Hệ thống bơm hút chân không y tế

Hệ thống bơm chân không y tế

Hệ thống bơm hút chân không cung cấp chân không cho y tế. Thường bao gồm:

  • Các máy bơm hút hoạt động luân phiên tùy theo công suất của hệ thống
  • Bộ điều khiển trung tâm
  • Bộ lọc khuẩn 
  • Bình tích áp trung gian.

>> Tham khảo: Nguyên lý hoạt động của hệ thống hút chân không

5. HCTECH tư vấn, lắp đặt hệ thống chân không y tế

HCTECH thi công hệ thống chân không cho bệnh viện dã chiến

HCTECH thi công hệ thống chân không cho bệnh viện dã chiến điều trị Covid

Công ty HCTECH là đơn vị có kinh nghiệm lâu năm trong tư vấn, lắp đặt hệ thống bơm hút chân không y tế. Các máy bơm chân không được nhập khẩu từ thương hiệu uy tín: Becker, Busch, Wonchang, EVP, Vacutronics,…

HCTECH tự hào là đơn vị thực thi hệ thống bơm chân không cho nhiều đơn vị bệnh viện, y tế trên khắp cả nước:

  • Bệnh viện Tuyên Quang
  • Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang
  • Phòng khám đa khoa Âu Việt
  • Bệnh viện đa khoa Đồng Xuân – Phú Yên
  • Trung tâm y tế Bắc Tân Uyên – Bình Dương
  • Bệnh viện dã chiến Cần Thơ
  • Bệnh viện dã chiến TP.Hồ Chí Minh

Mọi thông tin tư vấn về hệ thống máy bơm hút chân không vui lòng liên hệ HCTECH theo HOTLINE: 0904.643.816 – 0902.176.051

Trên đây là các thông tin về khái niệm, vai trò, thành phần và các tiêu chuẩn trong thi công hệ thống khí y tế. Hy vọng các thông tin trên hữu ích cho bạn khi tìm kiếm thiết bị, thiết kế lắp đặt hệ thống khí cho bệnh viện, y tế.

BÌNH LUẬN FACEBOOK

Trả lời

0904 643 816