Trong quá trình sản xuất nhựa composite để đảm bảo chất lượng cũng như độ bền của nhựa, nhà sản xuất đã sử dụng hệ thống trang thiết bị hiện đại. Trong đó, bơm chân không đóng vai trò hút chân không khử bọt khí để hạn chế tấm nhựa bị rỗ, có hiện tượng lỗ khí. Tham khảo những ứng dụng của công nghệ bơm hút chân không trong sản xuất tấm nhựa composite.
1. Ứng dụng của công nghệ bơm hút chân không trong sản xuất tấm nhựa composite
Công nghệ bơm hút chân không ứng dụng trong quá trình đắp sợi vải, nhựa và lõi lên khuôn, sau đó dán lên một màng nhựa dẻo bao bọc kín xung quanh. Dùng bơm hút chân không rút khí ra hình thành môi trường chân không, tạo sự chênh lệch áp trong và ngoài màng. Khi đó áp suất khí quyển bên ngoài (tương đương 1 bar) sẽ nén chặt lớp nhựa sợi lên khuôn khi đóng rắn.
Một sản phẩm định hình composite với áp suất chân không
2. Ưu – nhược điểm của phương pháp
Công nghệ chân không áp dụng vào sản xuất và định hình nhựa composite đem đến nhiều ưu điểm và vẫn tồn tại một và khuyết điểm nhất định.
2.1. Ưu điểm
- Cải thiện khả năng thấm ướt (có thể sử dụng được cả lõi foam).
- Khử bọt, loại lượng nhựa và dung môi thừa.
- Giảm được lượng nhựa sử dụng là tỉ lệ sợi/nhựa cao hơn, sản phẩm cứng chắc hơn.
- Tỷ lệ độ bền/khối lượng tốt hơn.
- Tránh hít dung môi bay hơi khi thao tác.
- Tạo sản phẩm chính xác với khuôn mẫu.
- Sản phẩm đồng nhất (kể cả hình dạng phức tạp).
2.2. Nhược điểm
- Kỹ thuật chân không đồng thời cũng làm tăng chi phí lao động, màng phủ, màng rút khí, máy bơm hút chân không….
- Đòi hỏi công nhân kỹ thuật cao hơn từ thao tác trộn nhựa sợi cho đến lăp đặt và thao tác thiết bị chân không
- Mặt cắt ngang nhỏ hơn (do được nén chặt hơn).
>> Tham khảo: Bơm hút chân không là gì? Nguyên lý, phân loại và ứng dụng
3. Quy trình hút chân không sản xuất tấm nhựa composite
Quy trình sản xuất tấm nhựa compsite với công nghệ hút chân không như sau:
+ Phun hoặc quét lớp chống dính khuôn
+ Gia công tấm composite (đắp tay hoặc prepreg)
+ Phủ lớp màng tách khuôn
+ Bố trí màng rút khí để cân bằng áp suất
+ Lắp áp kế
+ Dán băng dính chạy áp
+ Phủ màng hút chân không
+ Lắp van, ống hút chân không
+ Khởi động bơm hút chân không
+ Quan sát dòng nhựa chảy, sử dụng con lắn để đưa nhựa về các góc cạnh
+ Duy trì áp suất chân không khoảng 0.83 atm.
Cấu tạo của thiết bị định hình nhựa chân không
4. Máy móc và vật liệu
Công nghệ compsite với bơm hút chân không cần sử dụng máy móc và các vật liệu gì?
4.1. Phần máy móc thiết bị
+ Hệ thống bơm hút chân không nhằm rút trích khí ra khỏi khuôn và duy trì áp suất chân không trong khuôn. Hệ thống gồm: bơm chân không, hệ thống ống hút khí và bẫy nhựa.
+ Băng keo dán màng chân không và khuôn
+ Các loại màng (màng hút chân không, màng rút khí, màng tách sản phẩm)
+ Kẹp và giá đỡ.
4.2. Phần nguyên vật liệu
+ Tấm sợi đã thấm nhựa trước hoặc đắp tay sợi nhựa
+ Sợi thủy tinh dạng roving hoặc dạng mart
+ Nhựa polyester hoặc epoxy
+ Chất chống dính khuôn
+ Có thể dùng vật liệu lõi để tạo cấu trúc Sandwich.
5. Sản phẩm chính của công nghệ bơm hút chân không
Công nghệ định hình nhựa chân không tạo ra các chi tiết của thiết bị
Sản phẩm chính của công nghệ bơm hút chân không thường là một mặt láng và thường dùng khuôn cái cho những sản phẩm lớn hoặc quá phức tạp như: tàu thuyền, các chi tiết xe hơi, chi tiết máy bay, chậu hoa… Công nghệ chân không đem lại chất lượng cao về sản phẩm, tăng sản lượng, tiết kiệm chi phí và thời gian sản xuất.
Trên đây là các thông tin về ứng dụng công nghệ bơm hút chân không trong sản xuất tấm nhựa composite. Hy vọng các thông tin trên hữu ích cho bạn đọc. Theo dõi HCTECH để cập nhật nhiều thông tin hay về công nghệ chân không nhé.
Quý khách có nhu cầu tư vấn máy bơm hút chân không cho sản xuất nhựa composite, vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ HC Việt Nam
Địa chỉ: số 5B, ngách 15/2 An Dương Vương, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội
HOTLINE: 0904 643 816 – 0902 17 051
EMAIL: info@hctechco.com
>> Tham khảo thêm: Bơm hút chân không dùng trong ngành nhựa tạo sản phẩm nhựa chất lượng cao
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.