Nhiều người thắc mắc về cách tính chu vi và diện tích hình bình hành. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để nắm được chi tiết về các công thức này.
1. Công thức tính diện tích hình bình hành
Để tính diện tích hình bình hành ta lấy chiều dài cạnh đáy nhân với chiều cao theo công thức:
S = a x h
Trong đó:
S: là diện tích hình bình hành
b: là độ dài cạnh đáy
h: là chiều cao hình bình hành
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tính diện tích của hình bình hành bằng cách nhân độ dài 2 cạnh kề với sin góc tạo bởi 2 cạnh đó. Công thức cụ thể:
S = absinα
Công thức tính diện tích của hình bình hành
Ví dụ 1: Tính diện tích hình của bình hành có cạnh đáy = 5cm, chiều cao = 7cm.
Áp dụng công thức ta có: S = 5 x 7 = 35 cm2
Vậy diện tích hình bình hành trên là 35 cm2.
Ví dụ 2: Tính diện tích hình của một bình hành có 2 cạnh bên lần lượt là 5cm và 7cm. Biết góc giữa 2 cạnh này bằng 60 độ, tính diện tích của hình bình hành.
Ta có sin của góc 60 độ bằng √3/2
Áp dụng công thức ta có: S = absinα = 5 x 7 x √3/2= 30,31 cm2
Vậy diện tích của hình thang là 30,31 cm2
>> Xem thêm: Tính chu vi và diện tích hình tròn
2. Cách tính chu vi hình bình hành
Chu vi hình bình hành là tổng độ dài của các đường bao quanh, được xác định bởi công thức:
C = 2 x ( a + b)
Trong đó:
C là chu vi của hình bình hành
a, b là 2 cạnh kề nhau của hình bình hành
Công thức tính chu vi của hình bình hành
Ví dụ: Cho hình bình hành có cạnh đáy bằng 15cm, cạnh bên bằng 10cm. Hãy tính chu vi của hình bình hành trên.
Giải: Áp dụng công thức ta có: C = 2 x ( 15 + 10) = 50 (cm)
Vậy chu vi của hình bình hành là 50 (cm)
3. Một số lỗi sai khi tính diện tích, chu vi hình bình hành
Trong quá trình tính diện tích và chu vi của hình bình hành, chúng ta thường hay mắc một số lỗi sai khiến cho kết quả nhận được không chính xác. Do đó bạn cần chú ý một số yếu tố sau:
- Xác định đúng thông tin của đề bài về đáy, chiều cao, góc tạo bởi 2 cạnh liền kề nhau.
- Quy đổi số liệu về cùng một đơn vị đo. Đơn vị đo diện tích khác với đơn vị đo chu vi.
- Dựa vào dữ liệu bài ra để chọn công thức tính phù hợp và tiết kiệm thời gian.
3. Một số thông tin về hình bình hành
Hình bình hành là một dạng đặc biệt của hình thang. Theo đó, hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau và hai cạnh bên song song với nhau là hình bình hành
3.1. Tính chất
Hình bình hành có một số tính chất sau:
- Các góc đối bằng nhau
- Các cặp cạnh đối nhau song song và bằng nhau.
- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
3.2. Dấu hiệu nhận biết hình bình hành
Hình bình hành cũng là một hình tứ giác, vậy làm cách nào để phân biệt hình bình hành với những hình khác? Bạn có thể sử dụng một số dấu hiệu nhận biết sau:
- Tứ giác có hai cặp cạnh đối song song .
- Tứ giác có hai cặp cạnh đối bằng nhau.
- Tứ giác có một cặp cạnh đối vừa song song và vừa bằng nhau
- Tứ giác có hai cặp góc đối bằng nhau.
- Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
Bài viết trên đây đã cung cấp cách tính chu vi và diện tích hình bình hành. Để tính nhanh và chính xác, bạn nên học thuộc các công thức và cách quy đổi qua lại giữa các đơn vị với nhau. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết của Hctechco!
Có thể bạn quan tâm:
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.